Chủ nhật, 24/11/2024 08:36 (GMT+7)
Thứ năm, 11/11/2021 15:00 (GMT+7)

Cần có giải pháp toàn diện nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó thiên tai, dịch bệnh

Theo dõi KTMT trên

Đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp toàn diện, nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Phát biểu tại phiên thảo luận về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp toàn diện, nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Đại biểu Dương Khắc Mai đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chăm lo, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân nhất là trong bối cảnh khó khăn do đại dịch. Tuy nhiên trong công tác an sinh xã hội còn tồn tại một số vấn đề như: Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội mới đạt khoảng 35-36%, bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 28-29% đối với lực lượng lao động còn thấp; tỉ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, nhưng giảm nghèo còn thiếu tính bền vững và khả năng tái nghèo cao, phân hoá giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng; hồ sơ thủ tục cho người có công còn nhiều vướng mắc, bất cập; các gói an sinh xã hội của năm 2020 và năm 2021 dù đã được triển khai rất sớm nhưng trong thực hiện cũng còn nhiều vấn đề ách tắc, làm hạn chế hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời đại biểu đưa ra một số đề xuất:

Một là, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp toàn diện, nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh... nhất là đầu tư nguồn lực, nâng cao năng lực ứng phó cho cơ sở và từ cơ sở một cách kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Cần có giải pháp toàn diện nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó thiên tai, dịch bệnh - Ảnh 1
 Đại biểu Dương Khắc Mai tham gia thảo luận tại hội trường. (Ảnh: Quốc hội)

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục triệt để ­những tồn tại, hạn chế, bất cập... để tạo cơ sở hành lang pháp lý đầy đủ nhất có thể cho lĩnh vực an sinh xã hội. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ việc thực hiện các chính sách pháp luật về lĩnh vực an sinh xã hội để đảm bảo rằng các nguồn lực cho lĩnh vực này được sử dụng đúng mục đích.

Ba là, nghiên cứu bổ sung chính sách mới, tích cực triển khai, thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ, nhằm bao phủ những khoảng trống trong chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó, chăm lo tốt hơn cho đời sống của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, còn nhiều khó khăn và giành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em, nhất là trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống bảo hiểm, đẩy mạnh hình thức bảo hiểm tự nguyện, xử lý nghiêm vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài. Đồng thời, thúc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội.

Năm là, về phát triển vùng Tây Nguyên, đại biểu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo triển khai xây dựng tuyến cao tốc xuyên Tây Nguyên kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội được cử tri vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng rất quan tâm và mong chờ.

Cũng cho ý kiến tại hội thảo, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) kiến nghị về việc phải lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong xây dựng, thẩm định về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Thực tế, việc triển khai những quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam còn thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ, hiệu quả, còn xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Khu vực miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, ĐBSCL là những nơi phải chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.

Trong đó, ĐBSCL hiện đã chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn.

“Chính phủ cần tập trung nguồn lực để thực hiện một số chương trình dự án trọng điểm, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường hệ thống hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; Chỉ đạo quy hoạch phát triển các ngành sản xuất chủ động giảm thiểu thải khí nhà kính theo cam kết của Việt Nam…”, ông Tuấn Anh nhận định.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Cần có giải pháp toàn diện nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó thiên tai, dịch bệnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới