Chủ nhật, 24/11/2024 07:32 (GMT+7)
Thứ tư, 15/06/2022 06:45 (GMT+7)

Cần làm gì khi sổ hồng, sổ đỏ bị cấp chậm?

Theo dõi KTMT trên

Với sự sôi động của thị trường bất động sản hiện nay thì việc chậm trễ cấp các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Theo luật định, thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng chậm, người dân có quyền được khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) lần đầu không quá 30 ngày.

Thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định (Theo quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Cần làm gì khi sổ hồng, sổ đỏ bị cấp chậm? - Ảnh 1
Theo luật định, thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng chậm, mất nhiều thời gian, người dân có quyền được khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để xử lý. (Ảnh minh họa)

Riêng các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng không quá 40 ngày.

Từ những quy định trên, nếu đất không có vi phạm pháp luật, không cần trưng cầu giám định mà thời gian cấp sổ đỏ, sổ hồng quá lâu là vi phạm pháp luật

Nếu sổ đỏ, sổ hồng bị cấp chậm người dân nên làm gì?

Trước tiên, người dân nên hỏi, đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời về kết quả giải quyết về việc chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng. Đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản, theo quy định tại Khoản 8 Điều 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP :

"Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận một cửa.

Thông báo được nhập vào mục trả kết quả của hệ thống thông tin một cửa điện tử. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định".

Thứ hai, người dân có quyền khiếu nại về việc chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng. Hình thức khiếu nại bằng đơn, hoặc tới trực tiếp cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc cấp sổ đỏ, sổ hồng muộn.

Thứ ba, khởi kiện ra tòa án nhân dân.

Tách sổ đỏ đất ở thế nào.

1. Điều kiện để tách thửa

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai 2013:

- Đối với đất ở tại nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

- Đối với đất ở tại đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Như vấy trước hết, để có thể tách thửa thì phải đáp ứng được điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục tách thửa

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với hộ gia đình, cá nhân thực hiện tách thửa có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất).

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:

- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất mới tách;

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bạn hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Hồ sơ để tách thửa được quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT) bao gồm:

Đơn đề nghị tách thửa (theo mẫu số 11/ĐK)

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp?

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Cần làm gì khi sổ hồng, sổ đỏ bị cấp chậm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới