Chủ nhật, 24/11/2024 08:24 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/05/2020 07:17 (GMT+7)

Cần siết quản lý để chặn đầu cơ, bỏ hoang đất

Theo dõi KTMT trên

Đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, cần nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp, hạn chế bỏ hoang hoá ruộng đất.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 14, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, Chính phủ đề nghị tiếp tục miễn thuế này đến hết năm 2025. Người dân và Đại biểu Quốc hội tại TP.HCM bày tỏ nhiều quan điểm về vấn đề này.

Chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân

Theo Bộ Tài chính, số tiền thuế khoảng 7.500 tỉ đồng/năm được miễn thu từ đất nông nghiệp là sự hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, yên tâm sản xuất, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững. Việc tiếp tục miễn thuế đến năm 2025 sẽ không làm giảm thu ngân sách Nhà nước do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế.

Cần siết quản lý để chặn đầu cơ, bỏ hoang đất - Ảnh 1
Miễn thuế đất nông nghiệp góp phần giảm gánh nặng tài chính cho nông dân, mở rộng sản xuất.

Ông Đoàn Văn Thế, người dân huyện Nhà Bè, TP.HCM cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp là chủ trương đúng đắn, làm giảm một phần gánh nặng về tài chính cho người dân. Đây là động lực để người dân gắn bó, tích cực làm ăn, mở rộng sản xuất.

Theo ông Thể: "Chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp của Nhà nước là phần giúp ích cho bà con nông dân, giảm được chi phí trong kinh tế của gia đình, có điều kiện để đầu tư vào khoản khác hoặc cho con cái học hành để thành đạt”.

Ông Đinh Văn Sự, ngụ Quận 7, TP.HCM cho rằng, nước ta có lợi thế về nông nghiệp, cần tận dụng để phát triển kinh tế. Do đó, chính sách miễn thuế đất nông nghiệp là cần thiết, để người nông dân có điều kiện đầu tư. Miễn thuế đất nông nghiệp cũng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo dựng được diện tích đất rộng để xây dựng trang trại, đầu tư bài bản, cho năng suất.

"Việc tích tụ ruộng đất là một thực tế trong xã hội, không tích tụ thì không thể làm trang trại được. Phải làm trang trại, làm lớn mới có năng suất lao động cao” - ông Đinh Văn Sự đưa ý kiến.

Cần tăng hiệu quả quản lý đất

Đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, trong cơ cấu thuế nói chung thì thuế đất nông nghiệp cũng không chiếm nhiều. Hiện tại chúng ta cần khuyến khích sản xuất nông nghiệp để tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu, tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất. Đây là nền tảng để tăng thu nhập của người dân, giúp cho người dân mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Cần siết quản lý để chặn đầu cơ, bỏ hoang đất - Ảnh 2
Quản lý tốt đất nông nghiệp sẽ góp phần ngăn chặn đầu cơ, bỏ hoang đất chờ trục lợi.

Theo đại biểu Trần Anh Tuấn, để ngăn chặn việc đầu cơ, mua đất nông nghiệp chờ chuyển đổi thì cần nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp, hạn chế bỏ hoang hoá ruộng đất.

"Nhà nước có thể quản lý việc này, khoanh vùng quy hoạch, vùng nào sản xuất nông nghiệp, vùng nào quy hoạch về thương mại, đô thị và công nghiệp. Phải hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, không phải vì quản lý không được mà lại kéo theo việc không thực hiện chủ trương miễn thuế đất nông nghiệp” - ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Để xử lý những bất cập liên quan đến miễn thuế đất nông nghiệp, cơ quan soạn thảo chính sách cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn, khoanh vùng đúng đối tượng thụ hưởng để phát huy hiệu quả của chính sách.

Duy Phương

Bạn đang đọc bài viết Cần siết quản lý để chặn đầu cơ, bỏ hoang đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới