Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của Đồng Nai sẽ có hơn 500 dự án dứng trước nguy cơ bị loại bỏ do chậm tiến độ. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đang tìm mọi cách để lách luật, tránh việc bị thu hồi dự án.
Việc giá thép liên tục tăng trong thời gian qua đang khiến doanh nghiệp ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt công trình đang có nguy cơ chậm tiến độ hoặc phải ngừng thi công.
Được quy hoạch trở thành khu phức hợp khách sạn, cao ốc, trung tâm thương mại lớn của TP.HCM nhưng sau hơn 2 thập kỉ, Khu "đất vàng" tứ giác Nguyễn Cư Trinh vẫn chỉ là dự án trên giấy.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình xem xét năng lực nhà đầu tư, xử lý thu hồi loạt dự án du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng nếu tiếp tục chậm tiến độ.
Mặc dù đã nhiều lần đề nghị lùi thời gian tiếp nhận và xử lý rác, nhưng đến nay, Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng để đưa nhà máy vào hoạt động.
Dự án hồ chứa nước Ia Rtô (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã chậm tiến độ hơn 6 tháng nay. Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ đang đẩy công trình trên có nguy cơ tiếp tục chậm và đội vốn.
Do nằm trong danh sách 296 dự án không phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, chậm tiến độ kéo dài, 2 dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ của Tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi bị chấm dứt hiệu lực.
Cả 3 doanh nghiệp trong liên danh trúng thầu dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn (tỉnh Hòa Bình) đều có liên quan mật thiết với An Thịnh Group và nữ doanh nhân bất động sản Nguyễn Thị Thanh Hương.
HĐND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị xử phạt nghiêm tất cả các hành vi vi phạm, kiên quyết chấm dứt dự án, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các chủ đầu tư đã có vi phạm tiến độ kéo dài và những dự án không phù hợp với qui hoạch.
Mặc dù được kỳ vọng sẽ góp phần cải tạo môi trường trên địa bàn TP.Hà Nội, nhưng đến nay các dự án về môi trường tại Hà Nội vẫn chậm triển khai chưa hẹn ngày về đích.
Thời hạn để hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 không còn nhiều, nhưng đến nay, việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là rào cản lớn với đơn vị đầu tư, thi công.
Nguyên nhân do nhiều nhà thầu chưa tập trung nguồn lực, một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn chưa hỗ trợ quyết liệt trong giải phóng mặt bằng để đơn vị thi công triển khai dự án.
Mặc dù hàng trăm dự án ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm, chưa nộp tiền sử dụng đất… nhưng chủ đầu tư vẫn quyết ôm đất để chờ thời, hưởng lợi, gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở vùng dự án.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa thông báo thu hồi đất của dự án Công viên Văn hoá giải trí - thể thao Nha Trang Sao (gọi tắt Nha Trang Sao) tại đường Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang có tổng vốn đầu tư hơn 33 triệu USD. Dự án này đã có nhiều sai phạm như: chậm tiến độ trong nhiều năm, bị xử phạt vi phạm lấn vịnh Nha Trang với diện tích 22.000m2...
Dự án nước sạch tại xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được triển khai hơn 1 năm nay, nhưng công trình này vẫn chưa “về đích” khiến hàng nghìn hộ dân địa phương này phải tiếp tục dùng nguồn "nước bẩn" từ giếng khoan, giếng làng để sinh hoạt hàng ngày.
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 76, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 602, ngày 27/4/2020, của Thanh tra chính phủ, trong đó, có việc rà soát, tiến hành các bước thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất đối với 43 dự án đầu tư vào Phú Quốc do chậm tiến độ nhiều năm.
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội đã tạo điều kiện cho Thanh Hóa trở thành “chiến địa” mới của nhiều ông “trùm” bất động sản. Nhiều siêu dự án đã được các ông chủ lớn lựa chọn, thay vì biến tiềm năng thành hiện thực thì hiện nay hầu hết các siêu dự án ở Thanh Hóa lại đang “đắp chiếu ngủ quên” gây lãng phí, thất thoát ngân sách.
Hà Tĩnh hiện có 420 dự án chậm tiến độ trong tổng số 1.341 dự án đã và đang triển khai, gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.