Thứ hai, 07/04/2025 19:49 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/12/2020 11:17 (GMT+7)

Chất lượng không khí xấu đi tại nhiều địa phương

Theo dõi KTMT trên

Từ 22/12, PAM Air ghi nhận chất lượng không khí xấu đi tại nhiều địa phương từ miền Bắc đến Quảng Trị.

Nhiều điểm đo tại thủ đô Hà Nội cũng như các địa phương thường xuyên ở ngưỡng đỏ (ngưỡng xấu - có hại cho sức khỏe con người), cá biệt có một số điểm đo lên ngưỡng tím (ngưỡng rất xấu - rất có hại cho sức khỏe mọi người). Hệ thống quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội cũng cho thấy, chất lượng không khí của thủ đô thường xuyên ở ngưỡng xấu và ngưỡng kém trong 2 ngày 22 và 23/12.

Các ngày 24 và 25/12, chất lượng không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc được cải thiện chút ít, nhưng vẫn còn nhiều điểm đo ở ngưỡng xấu, rất xấu. Dự báo, ô nhiễm không khí còn kéo dài đến hết tuần này.

Chất lượng không khí xấu đi tại nhiều địa phương - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo đại diện Tổng cục Môi trường, miền Bắc đang bước vào mùa ô nhiễm không khí, thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Dự báo, từ nay đến tháng 3/2021, miền Bắc có thể phải chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Trong khi đó, tại TP.HCM, ô nhiễm không khí ít xảy ra hơn do điều kiện khí tượng thuận lợi. Tuy nhiên, vào thời điểm giao mùa hằng năm, TP.HCM vẫn xảy ra những đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Nghiên cứu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người tại Việt Nam còn khá mỏng, dù Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với cái chết sớm của khoảng 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Gần đây, bắt đầu có một số nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề này.

Một nghiên cứu của Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cũng chỉ ra, mỗi khi nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng 10 ug/m3 thì nguy cơ nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở trẻ nhỏ tăng 3,51%. Bé trai nhạy cảm với PM2.5 hơn bé gái. Bé trong độ tuổi 1-2 tuổi nhạy cảm với PM2.5 hơn trẻ em ở độ tuổi khác.

Một nghiên cứu khác của TS Nguyễn Thị Trang Nhung về phơi nhiễm ô nhiễm không khí và nguy cơ nhập viện vì các bệnh tim mạch ở người trưởng thành tại Việt Nam cũng cho thấy có sự tương quan giữa nồng độ PM2.5, PM1 và số ca nhập viện do bệnh tim mạch ở Phú Thọ, Quảng Ninh và Hà Nội. Việc nhập viện do đột quỵ ở Hà Nội và suy tim ở Phú Thọ có mối liên quan chặt chẽ tới nồng độ SO2 trong không khí.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng nhiều năm qua ở miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Gần đây, một số biện pháp được triển khai nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng về cải thiện chất lượng không khí.

Hà Linh

Bạn đang đọc bài viết Chất lượng không khí xấu đi tại nhiều địa phương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Nghệ An thu ngân sách quý I đạt 6.311 tỷ đồng
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I ước đạt 8% (đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.311 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.