Bất kỳ động thái nào của Nga liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine được giới chuyên gia phương Tây dự báo sẽ dẫn đến việc giá năng lượng, khí đốt tại châu Âu tăng vọt.
Các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kéo dài đang khiến ngành du lịch của khu vực châu Á và các nền kinh tế phụ thuộc bị cô lập với thế giới trong bối cảnh ngành du lịch Mỹ và Châu Âu lại đang tăng tốc phục hồi.
Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á sau Singapore trong bảng xếp hạng về sự hùng mạnh trong khuôn khổ báo cáo thường niên Best Countries Rankings của U.S. News & World Report.
Mới đây, Meta đưa ra cảnh báo đóng cửa hai mạng xã hội Facebook và Instagram ở châu Âu, nếu các nhà quản lý không cho phép công ty xử lý dữ liệu người dùng ở cả châu lục này và Mỹ.
Ngày 3/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, châu Âu có thể sẽ bước vào thời kỳ yên ổn sau hai năm đại dịch Covid-19. Nguyên nhân được cho là nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao, biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa đông lạnh giá sắp kết thúc.
Biến chủng Omicron với sự lây lan nhanh chóng đồng nghĩa là nhiều người sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên trong khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể là một điểm sáng, đem lại hy vọng cho các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao ở khu vực châu Âu.
Ngày 20/1, Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức đi vào hoạt động với công suất đốt giai đoạn 1 đạt 800 tấn rác/ngày. Tới tháng 3/2022, khi tất cả các lò đi vào hoạt động nhà máy sẽ đốt tới 70% số rác Hà Nội thải ra mỗi ngày.
Tập đoàn Lộc Trời, cuối năm 2021 đã xuất khẩu lô hàng cuối với 4.170 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Điều đó đặt ra kỳ vọng gạo Việt xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở 80.000 tấn/năm.
Ngày 27/12, tập đoàn độc quyền khí đốt của Nga Gazprom ra tuyên bố cho biết, doanh nghiệp này đã lập kỷ lục về lượng khí đốt cung cấp trong 1 ngày cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống Sức mạnh Siberia.
Theo bản Dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 của Morgan Stanley cho thấy, tình hình lạm phát vẫn đang gia tăng nhưng sẽ sớm được hạ nhiệt, nhường chỗ cho tăng trưởng GDP toàn cầu 4,7% vào năm 2022.
Theo một nghiên cứu nhanh công bố hôm 24/8 của một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế cho biết, khu vực Tây và Trung Âu sẽ phải hứng chịu tình trạng mưa lớn cực đoan và lũ lụt ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia cho rằng các đợt nắng nóng và hỏa hoạn ở châu Âu trong mùa hè này là dấu hiệu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu. Và, thời tiết khắc nghiệt sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới.
Tổ chức Transport & Environment (T&E) cho biết châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỉ euro (48 tỉ USD).
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) ước tính, lượng khí thải carbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã giảm trên toàn châu Âu do các hạn chế Covid-19 khiến hoạt động du lịch và các nhà máy đóng cửa trong khu vực.
Một số quốc gia châu Âu đã tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca như một biện pháp phòng ngừa hoặc cấm sử dụng một lô vaccine cụ thể sau khi châu Âu ghi nhận một số người bị đông máu sau tiêm.
Khu vực Tây Balkan là nơi tập trung của một số con sông và phong cảnh thiên nhiên hoang sơ nhất châu Âu. Nhưng giờ đây, người dân đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải với khối lượng khổng lồ.
Theo Đại sứ EU tại Việt Nam, sau hơn bốn tháng kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), nhiều mặt hàng có giá trị tăng cao của Việt Nam như tôm, thủy hải sản đã đạt mức tăng trưởng khá.
Nhiệt độ mặt đất và không khí tại châu Âu trong tháng 11/2020 cao hơn 0,8 độ C so với mức trung bình trong 30 năm từ 1981-2010 và cao hơn 0,1 độ C so với kỷ lục trước đó.
Nghị viện châu Âu (EP) mới thông qua mục tiêu cắt giảm ít nhất 60% lượng phát thải khí nhà kính của các nước Liên hiệp châu Âu (EU) vào năm 2030, cao hơn so mục tiêu mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất trước đó.