Chủ nhật, 24/11/2024 08:19 (GMT+7)
Thứ tư, 16/02/2022 23:00 (GMT+7)

Châu Âu với phương án B khi khủng hoảng năng lượng bùng nổ

Theo dõi KTMT trên

Hàng triệu người châu Âu rơi vào cảnh thiếu thốn về năng lượng khi giá cả tăng vọt. Ngoài ra, căng thẳng Nga - Ukraine và lo ngại nguồn dầu nhập khẩu đứt đoạn khiến châu Âu phải tìm các phương án B dự phòng.

Đây không phải lần đầu tiên châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga và gặp vấn đề. Điều này tương tự như trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea và phản ứng của châu Âu đơn giản là tìm khí đốt ở nơi khác. Tuy nhiên, phương án này hiện không hiệu quả, theo CNN cho hay.

Khoảng 27% lượng khí đốt châu Âu năm 2013 là nhập khẩu từ Nga. Sau 9 năm, thay vì giảm phụ thuộc vào Nga, châu Âu lại càng dựa vào khí đốt của Moska hơn bao giờ hết, với khoảng 38% nguồn cung khí đốt của châu Âu là nhập từ Nga.

Châu Âu với phương án B khi khủng hoảng năng lượng bùng nổ - Ảnh 1
Giá dầu tăng cao, căng thẳng Nga - Ukraine và lo ngại nguồn dầu nhập khẩu đứt đoạn khiến châu Âu phải tìm biện pháp dự phòng. (Ảnh: CNBC)

Cao ủy vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp với Azerbaijan và Qatar nhằm tăng cường nguồn cung khí đốt. Cùng thời điểm, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang cố gắng để “giải cứu’ châu Âu bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Thực tế cho thấy, khó có khả năng Mỹ và các đồng minh của mình có thể thay thế khí đốt của Nga tại châu Âu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nghiên cứu gần đây do Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ) thực hiện đã kết luận rằng trong trường hợp nguồn cung khí đốt từ Nga bị rạn nứt, EU sẽ rơi vào cảnh thiếu hụt và phải bắt đầu cắy giảm hoàn toàn việc sử dụng khí đốt.

Ngay cả khi khí đốt Mỹ có thể đặt chân đến châu Âu thì đây cũng không phải giải pháp lâu dài. Chính sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt, bất kể nguồn gốc từ đâu, khiến khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường khí đốt toàn cầu.

Với tình trạng khát khí đốt của châu Âu sẽ tác động lớn đến tương lai của toàn cầu. Nhiều người trong ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch cho rằng khí đốt có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu bằng cách thay thế than đá là sai lầm. Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), toàn thế giới cần ngưng tăng công suất khai thác khí đốt nếu muốn duy trì mức ấm lên toàn cầu ở 1,5 độ C.

Ở EU, khí đốt đang vượt qua than đá về lượng carbon thải ra môi trường. Theo phân tích riêng của Ủy ban châu Âu (EC), cho đến năm 2050, lục địa này cần loại bỏ khí hóa thạch để duy trì mức độ ấm lên toàn cầu là 1,5 độ C. Theo Global Carbon Project, trong giai đoạn từ năm 2016-2019, khí hóa thạch đã tạo ra hơn một nửa lượng carbon dioxide.

Châu Âu với phương án B khi khủng hoảng năng lượng bùng nổ - Ảnh 2
Một nhân viên đứng trước các đường ống thuộc cơ sở của Dòng chảy phương Bắc 2 tại Sassnitz (Đức) năm 2017. (Ảnh: Getty Images)

Khí methane, có thể rò rỉ thông qua hầu hết các khâu trong chuỗi cung cấp khí đốt, có khả năng làm ấm toàn cầu gấp hơn 80 lần so với khí carbon-dioxide trong thời gian ngắn.

Không chỉ có căng thẳng địa chính trị hoặc khí hậu là nguyên nhân dẫn đến lo ngại về “cơn nghiện khí đốt” của châu Âu. Giá khí đốt tăng mạnh trong thời gian qua đã buộc các hộ gia đình khắp châu Âu phải đứng trước lựa chọn bất khả thi giữa sưởi ấm và thực phẩm.

22 triệu người ở Anh đã được thông báo rằng hóa đơn năng lượng của họ sẽ tăng khoảng 700 bảng Anh (950 USD) một năm. Con số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người nghèo nhất, khó khăn nhất. Gần đây, dù chưa được công bố, số liệu do nhóm dữ liệu Global Witness thu thập cho thấy giá khí đốt tiêu dùng ở Hà Lan và Estonia trong năm 2021 đã tăng lần lượt là 62% và 122%.

Trong khi các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn thì các công ty năng lượng lại hưởng lợi lớn. Shell gần đây công bố mức lợi nhuận trong quý 4 cao nhất trong gần một thập niên. Riêng trong năm 2021, công ty này thu về lợi nhuận gần 20 tỷ USD. ExxonMobil và Chevron đã ghi nhận tổng lợi nhuận 38,6 tỷ USD vào năm 2021.

Ngay cả khi làn sóng phản đối nhiên liệu hóa thạch hay sự tiềm năng và đóng góp của lĩnh vực năng lượng tái tạo, thì ngành công nghiệp khí đốt vẫn đóng vai trò quan trọng với thị trường việc làm và tăng trưởng tại nước họ. Hơn nữa, đây hiện là ngành đang hưởng lợi trực tiếp từ việc giá khí đốt toàn cầu tăng, nhiều chính trị gia châu Âu cho hay.

Châu Âu với phương án B khi khủng hoảng năng lượng bùng nổ - Ảnh 3
Phương pháp sưởi ấm bằng lò đốt gỗ vẫn được người dân châu Âu sử dụng. (Ảnh: AP)

Vào tháng 12/2021, EC đã công bố đề xuất nhằm cải tổ thị trường khí đốt châu Âu và cơ hội tiến tới loại bỏ loại nhiên liệu này. Cơ quan này cho rằng cơ sở hạ tầng khí hóa thạch - như đường ống - có thể được thay thế bằng công nghệ mới như hydrogen. Tuy nhiên, phương án này gặp nhiều thách thức khi được cho là không tạo nhiều thay đổi, bởi ngay cả hydrogen cũng hầu hết được sản xuất bằng khí hóa thạch.

Một phương án khác có khả thi hơn, nhưng đòi hỏi thay đổi đáng kể đang được tổ chức phi chính phủ Climate Action Network Europe và Cơ quan môi trường châu Âu thực hiện. Trong đó, phương án này cho thấy việc sử dụng khí hóa thạch có thể chấm dứt vào năm 2035. Điều này đòi hỏi cần tăng tốc cải tiến sâu rộng các công trình, đẩy mạnh triển khai các công nghệ điện tái tạo, điện khí hóa hệ thống sưởi ấm và vận chuyển tại châu Âu.

Cùng với đó là đẩy nhanh triển việc triển khai năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, thay thế khí đốt bằng điện xanh. Các kế hoạch cải tạo các tòa nhà theo quy mô lớn để cách nhiệt, thay thế các lò sưởi hơi gas bằng cách sử dụng các giải pháp sưởi ấm thân thiện môi trường như máy bơm nhiệt và địa nhiệt.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu với phương án B khi khủng hoảng năng lượng bùng nổ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới