Ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng, Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, hiệu quả.
Trong cuộc họp với Chính phủ và các bộ ngành chiều 3/8, đại diện một số Doanh nghiệp lớn về mảng kinh doanh bất động sản đã bày tỏ ý kiến để tháo gỡ những khó khăn tồn tại.
Chính phủ đề xuất phương án bổ sung quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện theo số km xe chạy trên đường do Nhà nước đầu tư và do nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước.
Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả hơn nữa.
Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã báo cáo Chính phủ cho phép tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về không quy định sở hữu chung cư có thời hạn.
Trước phản ánh của báo chí về tình trạng hiện nay chỉ còn 30-40% môi giới bất động sản hoạt động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, có giải pháp phục hồi thị trường bất động sản.
Chính phủ yêu cầu tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2022, số kinh phí đã tiết kiệm được trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước là gần 54.000 tỷ đồng; nhiều Bộ, ngành địa phương có số kinh phí tiết kiệm cao.
Trước việc có nhiều quy định, quy chế trở thành “sợi dây vô hình” trói tay trói chân các doanh nghiệp, Chính phủ đã phải ra tay gỡ rối một cách rất quyết liệt
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030.
Chính phủ đồng ý đề xuất giảm thuế VAT về 8% đến hết năm nay và giao Bộ Tài chính sớm chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn.