Chủ nhật, 24/11/2024 08:11 (GMT+7)
Thứ hai, 13/09/2021 09:59 (GMT+7)

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai

Theo dõi KTMT trên

Trong những năm 1970 và 1980, các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đã giết chết trung bình khoảng 170 người mỗi ngày trên toàn cầu. Con số đó giảm xuống còn khoảng 40 người một ngày trong những năm 2010 nhờ việc chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới, trung bình các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu khắc nghiệt đang gây thiệt hại kinh tế trung bình lên tới 383 triệu USD. Thiệt hại về kinh tế của những thảm họa này đã tăng gấp bảy lần kể từ những năm 1970.

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai - Ảnh 1
Bão Idai đổ bộ vào bờ biển Mozambique vào tháng 4/2019, tàn phá thành phố cảng Beira và khiến nhiều người thiệt mạng ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi.

Báo cáo đã xem xét hơn 11.000 thảm họa liên quan đến thời tiết trong 5 thập kỷ qua và xảy ra vào cuối mùa hè với thời tiết khắc nghiệt trên khắp Bắc bán cầu: Trong khi nước Mỹ đã bị “càn quét” bởi một loạt các vụ cháy rừng do hạn hán , lũ lụt và gần đây hơn là siêu bão Ida, Trung Quốc và Đức lại phải hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử vào tháng 7 trước đó, cùng lúc ở miền Nam châu Âu phải đối mặt với những đám cháy rừng dữ dội.

Jennifer Marlon, một nhà khoa học khí hậu tại Trường Môi trường Yale, nói với CNN: “Những gì chúng ta nghĩ về biến đổi khí hậu đang trở nên cụ thể hóa. Nó không còn xa nữa, bây giờ nó (biến đổi khí hậu) ở sân trước của chúng ta, nó ở sân sau của chúng ta, nó ở tầng hầm trong ngôi nhà của chúng ta, nó thậm chí có trong phổi của chúng ta khi hít thở khói từ những đám cháy rừng này."

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai - Ảnh 2
Dù mức độ thiệt hại về kinh tế ngày càng tăng do các thảm họa thời tiết nhưng thiệt hại về người đã được giảm đáng kể trong 50 năm qua. (Ảnh CNN)

Nhưng tin tốt là những thảm họa thời tiết này đã gây thiệt hại về người ngày càng ít hơn. Xuất phát từ những kinh nghiệm đối phó với những thảm họa trong quá khứ, cũng như hệ thống quản lý và cảnh báo sớm được cải thiện là nguyên nhân chính giúp con người chủ động hơn trong việc chống đỡ lại thiên tai và bảo vệ tài sản, tính mạng của bản thân.

Trong những năm 1970 và 1980, các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đã giết chết trung bình khoảng 170 người mỗi ngày trên toàn cầu. Con số đó giảm xuống còn khoảng 40 một ngày trong những năm 2010.

Tổng thư ký Petteri Taalas của WMO nói với CNN: “Thiệt hại về kinh tế của cơn bão Ida vẫn phải được đánh giá đầy đủ, khi mức độ thiệt hại thực sự trở nên rõ ràng. Nhưng rõ ràng là thiệt hại về người đã được giữ ở mức tối thiểu nhờ vào tất cả các bài học kinh nghiệm từ cơn bão Katrina và hệ thống cảnh báo sớm từ trước đó."

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai - Ảnh 3
Lũ lụt đã phá hủy đường sắt San Bernardino ở Caracas, Venezuela, vào tháng 12 năm 1999, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. (Ảnh CNN)

Ở châu Âu, mặc dù bão và lũ lụt là nguyên nhân phổ biến nhất của các thảm họa, nhưng nắng nóng khắc nghiệt lại khiến thiệt hại về người cao nhất, với gần 150.000 sinh mạng bị mất trong 50 năm qua. Ở châu Phi, hạn hán gây ra số người chết cao nhất, chiếm 95% số ca tử vong do thời tiết trong khu vực.

Mặc dù các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trên thế giới, nhưng báo cáo cho thấy chúng tấn công và tác động không bình đẳng đến các quốc gia và nhóm người khác nhau. Ví dụ, hơn 91% số ca tử vong liên quan đến thời tiết và khí hậu xảy ra ở các nước đang phát triển.

"Ngược lại, thiệt hại về người do Bão nhiệt đới Idai, tấn công Mozambique vào năm 2019 là rất cao vì các dự báo đã không đánh giá đầy đủ về mức độ nguy hiểm và tác động của gió, mưa và lũ lụt, thông tin không đến được những người cần chúng nhất ", Taalas nói thêm. Cơn bão Idai đã giết chết hơn 1.000 người ở Mozambique, Zimbabwe và Malawai vào năm 2019.

Chi phí tài chính và thu nhập bị mất liên quan đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này cũng đang gia tăng đáng kể, chiếm 3/4 tổng số thiệt hại kinh tế được báo cáo.

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai - Ảnh 4
Hậu thiên tai, những tác động của nó tới con người vẫn còn tiếp tục khi thu nhập và môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh CNN)

Cũng theo báo cáo, bão và lũ lụt gây ra thiệt hại kinh tế lớn nhất.

Sáu trong số những thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu bị thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới đã xảy ra chỉ riêng ở Mỹ, với ba thảm họa xảy ra trong năm 2017: Bão Harvey ở Texas gây thiệt hại 96,9 tỉ USD; Bão Maria ở Puerto Rico gây thiệt hại 69,4 tỉ USD; và Bão Irma , đổ bộ vào Florida - cùng với Caribe - gây ra 58,2 tỉ USD. Bão Katrina, đổ bộ vào cùng khu vực Ida vừa gây ra, là nguyên nhân gây ra thiệt hại lớn nhất.

Biến đổi khí hậu đã trở thành nguyên nhân chính gây ra những thảm họa về thời tiết. Theo các nghiên cứu được công nhận bởi Bulletin của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ , khoảng 80% các hiện tượng thời tiết cực đoan được báo cáo từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy ảnh hưởng đáng kể của con người.

Khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Trong khi số người chết ít hơn 50 năm trước đây, nhiều người vẫn sẽ gặp rủi ro và dễ bị tổn thương hơn trước các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu, trừ khi hành tinh của chúng ta giảm lượng khí thải nhà kính và cải thiện hệ thống sẵn sàng ứng phó khẩn cấp .

Huệ Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu giúp giảm nhanh thiệt hại về người khi có thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới