Chủ nhật, 24/11/2024 07:04 (GMT+7)
Thứ ba, 30/08/2022 11:02 (GMT+7)

Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước

Theo dõi KTMT trên

"Chung tay Hành động Bảo vệ Nguồn nước” là dự án do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) triển khai từ 2020-2023 được tài trợ bởi USAID tại Việt Nam.

Việt Nam là đất nước có nguồn nước mặt dồi dào với khoảng 3450 sông, suối dài trên 10 km và hàng nghìn hồ, ao, đất ngập nước, hiện đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm các nguồn ô nhiễm điểm như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý, và các nguồn ô nhiễm diện từ rác thải, các dư chất có nguồn nitơ và phốt pho. Rác thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý đúng cách là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất. Các bài học trên thế giới đã chỉ ra, sự tham gia có ý nghĩa từ công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà khoa học và các bên liên quan khác là điều kiện quyết định trong việc giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm nước.

Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước - Ảnh 1

Dự án “Chung tay Hành động Bảo vệ Nguồn nước” do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) triển khai từ 2020-2023 được tài trợ bởi USAID tại Việt Nam. Dự án nhằm hỗ trợ mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, hiệp hội và các cá nhân quan tâm đến bảo tồn và bảo vệ nguồn nước mặt của Việt Nam trong đó tập trung thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước và sử dụng nước thông minh dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng và Hà Nội, hỗ trợ hoàn thiện và thực thi chính sách về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm nước hiệu quả.

Tại Đà Nẵng, Dự án được thực hiện với mục tiêu Nâng cao nhận thức và thúc đẩy các sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm nước, huy động nguồn lực và sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm từ nước thải và rác thải, nhằm bảo vệ chất lượng các nguồn nước mặt tại thành phố Đà Nẵng.

Đặt biệt, Dự án trọng tâm hướng đến góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2030”. Các hoạt động trọng tâm của Dự án ở Đà Nẵng bao gồm: Ngăn ngừa ô nhiễm nước tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; Xây dựng mô hình khu dân cư phát triển bền vững; Thúc đẩy các sáng kiến tái sử dụng nước theo tiếp cận kinh tế tuần hoàn; Phối hợp triển khai các hoạt động của Ban điều phối Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng; Phối hợp triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố Môi trường” giai đoạn 2021 – 2023 và Hoạt đồng truyền thông và giáo dục môi trường về bảo tồn nguồn nước. Tất cả các hoạt động trên được thực hiện bởi đối tác địa phương và thành viên mạng lưới VIWACON.

Song song tại Hà Nội, Dự án sẽ tập trung vào những hoạt động nâng cao năng lực về kiểm soát ô nhiễm nước, kỹ năng lãnh đạo, truyền thông và huy động nguồn lực cho các thành viên Mạng lưới VIWACON cũng như các đối tác địa phương; triển khai Chương trình tài trợ nhỏ - Nước xanh Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho những sáng kiến  bảo vệ nguồn nước trong cả nước; thực hiện Chiến dịch truyền thông, chương trình truyền hình giáo trực tuyến về bảo vệ nguồn nước cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, xây dựng đối tác, huy động sự tham gia và nguồn lực từ khu vực tư nhân trong các sáng kiến bảo tồn nguồn nước tại địa phương; tổ chức các diễn đàn chính sách, xây dựng khuyến nghị chính sách về sự tham gia của cộng đồng vào bảo tồn nguồn nước trong luật Tài Nguyên Nước 2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tiếp cận thông tin và các nghị định, thông tư hướng dẫn dưới Luật.

PV

Bạn đang đọc bài viết Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới