Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), Giấy Việt Nam; Máy và thiết bị công nghiệp; Xây dựng công nghiệp Việt Nam... thuộc diện phải di chuyển theo đề nghị.
UBND tỉnh Nghệ An xác định chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Đây cũng là điều kiện để hoạt động giao thông vận tải phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa, bền vững.
5 khu sản xuất công nghiệp đầu tiên của TP.HCM sẽ được lập đề án thí điểm chuyển đổi trong năm nay và năm tới là khu chế xuất Tân Thuận và 4 khu công nghiệp gồm Tân Bình, Cát Lái, Hiệp Phước và Bình Chiểu.
Sau 16 năm được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp phép đầu tư xây dựng, Cụm công nghiệp Hồng Lam vẫn đang hoang tàn, hạ tầng không xong, không một công ty nào tới hoạt động và đang nuôi gà.
Cụm công nghiệp Hồng Lam (phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) dù được gia hạn vẫn chậm tiến độ và từng bị Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị xoá bỏ nhưng chủ đầu tư hiện đang xin chuyển đổi thành dự án nhà ở.
Một số dự án có sử dụng đất lúa nhiều ở Đồng Nai là Khu dịch vụ cảng hậu cần Phước An (109 ha); KDC An Thuận (45 ha); Cảng tổng hợp Việt Thuận Thành (35 ha); KDC Phước Thiền (35 ha); KDC Long Tân (30 ha); KDC Hố Nai 3 (29 ha).
UBND tỉnh Bình Dương cho phép Công ty Cổ phần C – Holdings (Công ty C – Holdings) chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án C-River View nhưng trước đó, doanh nghiệp này đã từng 2 lần bị xử phạt xây dựng không phép.
Chuyển đổi đồng loạt hơn 900 ha đất trồng lúa làm đô thị là điều cần thiết của TP.HCM trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên cần có chiến lược nhất định để tránh những hệ lụy về môi trường, hạ tầng, kiện tụng pháp lý…
Vừa qua, Sở TN&MT có văn bản báo cáo gửi UBND TP.HCM về việc trình HĐND thông qua việc chuyển mục đích sử dụng 901,2 ha đất trồng lúa tại 9 quận, huyện trên địa bàn nhằm phục vụ việc đô thị hóa, phát triển kinh tế.