UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phú Yên sẽ thành lập Công viên địa chất nhằm hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO để xây dựng thương hiệu địa phương.
Với chủ đề “Bảo tồn và phát triển bền vững các núi lửa và hang động núi lửa”, Hội nghị Quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) sẽ diễn ra từ ngày 22-26/11. Đây là lần đầu tiên ISV20 được chọn đăng cai tổ chức tại Việt Nam.
Sở hữu hàng loạt di sản địa chất, chứa đựng dấu ấn về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, cao nguyên đá Đồng Văn trở thành công viên địa chất toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam và thứ 2 ở Đông Nam Á. Vùng đất toát lên mị lực từ chính vẻ hoang sơ của mình.
Ở Việt Nam có 3 địa danh được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu. Không chỉ có vẻ đẹp tự nhiên ấn tượng, các địa danh này còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo.
Tối 28/11, tại Quảng trường 26/3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Kỷ niệm 10 năm Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO và khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VI-2020.
Tối 24/11, tại TP.Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất Đắk Nông và khai mạc Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu là một vinh dự lớn, do vậy, các địa phương cần phát huy tốt danh hiệu để phát huy giá trị đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.
Được công nhận là Công viên Địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO, CVĐC Đắk Nông là một trong những miền đất hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hệ sinh thái rừng nhiệt đới và nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ… thu hút khách du lịch đến đây trải nghiệm và khám phá.
Là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông hứa hẹn là một điểm hút du khách quốc tế trong tương lai.
Ngày 7/7, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đăk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu.
Gành Ðá Ðĩa (Phú Yên) là một kỳ quan bởi đặc điểm địa chất nổi bật, sự hình thành và hoạt động của núi lửa từ hơn 100 triệu năm trước. Gần đây đã phát hiện thêm nhiều gành đá, thác đá có hình dạng, kết cấu tương tự như Gành Ðá Ðĩa. Như vậy, danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu đang đến rất gần đối với vùng đất du lịch này.
Quảng Ngãi sắp trình hồ sơ để UNESCO công nhận Lý Sơn - Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC), tuy nhiên tiêu chí môi trường vẫn đang là bài toán nan giải.