Thứ năm, 28/11/2024 02:18 (GMT+7)
Thứ năm, 22/10/2020 15:19 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 đe dọa đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Đại dịch Covid-19 đang đe dọa cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi làm chệch hướng những nỗ lực của các nước trước những mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường.

Ngày 21/10, nhà tự nhiên học đồng thời là người dẫn chương trình hàng đầu của Anh David Attenborough nhấn mạnh việc nhiều hội nghị cũng như sự kiện cấp cao về khí hậu như Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) bị hoãn hoặc hủy đang gây ra những mối lo ngại.

Ông bày tỏ trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành hiện nay, các nước và các tổ chức không thể tập trung nguồn lực cho vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Theo trang thống kê worldometers.info, trên thế giới hiện có 41,1 triệu bệnh nhân Covid-19, trong đó trên 1,1 triệu người đã tử vong, và vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới.

Các chuyên gia cho rằng dịch bệnh xảy ra khi thế giới đang phải vật lộn với những cơn bão, cháy rừng và tình trạng hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy liên quan đến biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Liên hợp quốc hồi đầu tuần này, trong giai đoạn 1980 - 1999, những thảm họa do thời tiết cực đoan gây ra đã tăng gần gấp đôi, từ 3.656 vụ lên 6.681 vụ.

Đại dịch Covid-19 đe dọa đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Nhiều thảm họa thiên tai đã xảy ra trong năm 2020. (Ảnh: AP)

Trước đó, hồi tháng 9 vừa qua, báo cáo của Liên hợp quốc cũng cho biết, đại dịch Covid-19 không khiến cuộc khủng hoảng khí hậu tạm ngừng mà trái lại, mức khí thải nhà kính đã nhanh chóng tăng cao trở lại như trước khi đại dịch xảy ra.

Thực trạng đáng báo động này cũng được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nêu tại phiên thảo luận bàn tròn cấp cao theo hình thức trực tuyến về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75.

Trước đó, việc các quốc gia trên thế giới áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã phần nào hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hằng ngày, từ đó làm chậm lại sự gia tăng của lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Tuy nhiên, đây chỉ là những tác động trong ngắn hạn. Các chuyên gia đã nhiều lần khẳng định, cần tách bạch cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chống đại dịch Covid-19, bởi đây đều là những vấn đề rất nghiêm trọng, cần được ứng phó quyết liệt và phải bị đánh bại.

Theo ông A.Guterres, không nên đánh giá quá cao việc lượng khí thải đã giảm trong một vài tháng qua và việc giảm phát thải khí nhà kính tạm thời do sự bùng phát dịch Covid-19 không giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, phát thải toàn cầu giảm 2%, sau đó lại tăng 5% sau khủng hoảng. Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đánh giá, không có gì đáng ăn mừng khi khí thải giảm do khủng hoảng gây ra, bởi nếu không có các chính sách và biện pháp đúng đắn, sự sụt giảm này sẽ không bền vững.

Trước khi thế giới bị dịch Covid-19 hoành hành, năm 2020 được cộng đồng quốc tế coi là năm bản lề để thúc đẩy các hành động nhằm ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu trái đất, với các hội nghị cấp cao được lên kế hoạch nhằm đưa ra cảnh báo công khai về tương lai của hành tinh.

Minh Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Đại dịch Covid-19 đe dọa đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới