Đánh giá hiện trạng thực hiện kinh doanh liêm chính của nhiều công ty dựa theo VBII
TS. Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ các phát hiện chính về đánh giá hiện trạng thực hiện kinh doanh liêm chính của 30 công ty niêm yết tại Hà Nội và TP.HCM dựa theo VBII.
Trong bối cảnh thế giới không ngừng thay đổi, được thúc đẩy bởi công nghệ, vai trò của chính sách công bố thông tin, minh bạch và liêm chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với những người tìm kiếm một môi trường kinh doanh công bằng và đạo đức hơn. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng nhận ra tầm quan trọng của liêm chính trong kinh doanh nhằm giành được niềm tin và cam kết từ các nhà đầu tư, nhà cung cấp và khách hàng. Đây là chiến lược sống còn đối với các quốc gia nếu muốn tham gia vào thị trường quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại hội thảo "Cùng hành động thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 22/12 tại Hà Nội. TS. Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc và Nhà kinh tế trưởng - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) chia sẻ các phát hiện chính về đánh giá hiện trạng thực hiện kinh doanh liêm chính của 30 công ty niêm yết tại Hà Nội và TP.HCM dựa theo VBII.
Bộ chỉ số Kinh doanh liêm chính VBII
- Chỉ số Kinh doanh Liêm chính Việt Nam (VBII) được phát triển bởi Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (SDforB) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)phối hợp với UNDP thực hiện, với sự tài trợ của Chính phủ Vương quốc Anh, Chương trình Cải cách Kinh tế ASEAN. Chỉ số được ra mắt vào ngày 21 tháng 9 tại Hà Nội.
- Chỉ số VBII là một công cụ đơn giản, dễ sử dụng để đo lường, đánh giá về mức độ thực hiện liêm chính trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả chương trình tuân thủ tại doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các nhà đầu tư, các nhãn hàng quốc tế.
- VBII được khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc mọi quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực và cơ cấu, công ty niêm yết, công ty tư nhân trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hay công ty có vốn Nhà nước.
Bộ chỉ số Kinh doanh liêm chính VBII
- Doanh nghiệp có thể sử dụng Chỉ số VBII để tự đánh giá chương trình liêm chính doanh nghiệp hoặc cũng có thể sử dụng các bên liên quan khác để hỗ trơ thực hiện đánh giá hiện trạng thực hành kinh doanh liêm chính (BI) trong doanh nghiệp.
- Thông tin về bộ chỉ số có thể tham khảo thêm ở Mạng lưới Doanh nghiệp Kinh doanh Liêm chính Việt Nam (VBIN) https://kdlc.vn
- Để tiến hành xác định, thu thập các thực tiễn kinh doanh liêm chính, VCCI phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) thực hiện “Khảo sát đánh giá về tính liêm chính trong kinh doanh của các công ty niêm yết/đại chúng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dựa trên Chỉ số kinh doanh liêm chính VBII”
- Khảo sát thực hiện trong từ tháng 10 đến tháng 12, được thực hiện dựa trên sự kết hợp nhiều phương pháp:
Nghiên cứu tại bàn
+ Nghiên cứu định lượng (Khảo sát doanh nghiệp): Khảo sát đánh giá áp dụng VBII để thiết kế công cụ khảo sát. Cần lưu ý rằng, VBII Đo lường tính liêm chính thông qua khảo sát nhân viên trong công ty về tính hiệu quả của các chương trình liêm chính và tuân thủ.
+ Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu): Thực hiện pvs với cán bộ nhân viên (cán bộ quản lý/nhân viên chuyên trách về pháp chế/tuân thủ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, nhân sự,…) của 20 trong số 30 doanh nghiệp tham gia khảo sát định lượng thông qua Zoom/gọi điện trực tiếp để thu thêm thực hành tốt đang được các doanh nghiệp áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.
Đặc điểm của đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là DN có trụ sở/chi nhánh/văn phòng đại diện tại Hà Nội hoặc TP.HCM, là công ty đã niêm yết chứng khoán hoặc công ty đại chúng. Nhóm nghiên cứu đã gửi thư mời, công văn và bảng hỏi đến đi 460 công ty. Qua quá trình follow up chặt chẽ, chúng tôi nhận về 30 phiếu trả lời đầy đủ thông tin và sử dụng được. Theo đó, tỷ lệ phản hồi đạt 6.5%.
Điểm số và cách tính điểm
- Bảng hỏi bao gồm 7 chỉ số thành phần theo khung nghiên cứu 7Cs của VBII đó là: Văn hóa DN; Bộ quy tắc ứng xử; Thủ tục kiểm soát; Trao đổi thông tin; Áp dụng, triển khai vào thực tế; Tuân thủ và Chứng nhận.
- Với mỗi chỉ số thành phần, NTL lược yêu cầu cho biết ý kiến/đánh giá về các nhận định theo thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với Hoàn toàn không đồng ý → Hoàn toàn đồng ý.
- Mỗi câu trả lời trong Phiếu khảo sát/ đánh giá được phân loại bằng cách sử dụng cách cho điểm sau
+Hoàn toàn không đồng ý: 2
+Không đồng ý: 4
+Bình thường: 6
+Tương đối đồng ý: 8
+Hoàn toàn đồng ý: 10
Điểm số KDLC của công ty
Văn hóa doanh nghiệp
Cam kết từ lãnh đạo cấp cao: 86.7% DN có công bố báo cáo phát triển bền vững hoặc đưa khía cạnh phát triển bền vững vào một chương trong báo cáo thường niên của họ. Trong đó, 53.3% báo cáo được lập có tham chiếu đến tiêu chuẩn GR.
28 trong số 30 người được hỏi đồng ý rằng cấp quản lý đóng vai trò là hình mẫu cho những người khác, đảm bảo nhân viên tuân thủ các chính sách và thủ tục nội bộ.
Nhân viên: 93.1% ý kiến (rất) đồng ý với quan điểm nhân viên tuân thủ các chính sách và quy trình nội bộ.
Đào tạo: 83.3% NTL đồng ý rằng công ty của họ có thực hiện đào tạo về kinh doanh liêm chính cho tất cả các giám đốc, quản lý và nhân viên
Áp dụng, triển khai thực tế
Nhân viên, giới tính & tính hòa nhập
- Thiết lập và thực thi hiệu quả các quy định về chống tham nhũng cho tất cả các bên liên quan bao gồm cả công chức và doanh nghiệp
- Cung cấp hướng dẫn về quản trị doanh nghiệp tốt và các tiêu chuẩn liêm chính trong kinh doanh cũng như tăng cường khuyến khích cho liêm chính trong kinh doanh
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình liên kết doanh nghiệp với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, vì các doanh nghiệp tiếp xúc với thị trường quốc tế có nhiều động lực hơn để thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh
- Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và các bên liên quan khác để triển khai chiến dịch truyền thông nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp hướng đến đẩy mạnh minh bạch và liêm chính trong kinh doanh
- Đưa nội dung KDLC vào vào trong các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, các chương trình hỗ trợ DN hiện nay (vd đào tạo về khởi sự kinh doanh, các chương trình hỗ trợ DN)
Khuyến nghị cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
- Tích cực thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan để cung cấp các chương trình nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp.
- Tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về thực hành liêm chính trong kinh doanh thông qua các tài liệu hỗ trợ trực quan, có thể truy cập bất cứ lúc nào trong ngày.
- Tổ chức các khóa đào tạo về huy động vốn từ cộng đồng và sử dụng nguồn lực từ cộng đồng để trang bị cho doanh nghiệp khả năng tự cải tiến thông qua nghiên cứu.
Khuyến nghị cho VCCI – SdforB
- Thúc đẩy nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về ý nghĩa và lợi ích của VBII
- Cải tiến chỉ số VBI dựa trên thực tế áp dụng (Sau quá trình làm việc và khảo sát DN, nhóm nghiên cứu nhận thấy bộ chỉ số chưa có hướng dẫn cụ thể về mức độ của đánh giá, như thế nào là trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý…)
- Tư vấn về xây dựng chính sách nội bộ cho doanh nghiệp về minh bạch thông tin và liêm chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu và/hoặc các cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu;
- Đào tạo, nâng cao nhận thức về các vấn đề kinh doanh minh bạch và liêm chính trong kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững
- Xây dựng báo cáo thường niên của VBIN về doanh nghiệp minh bạch và kinh doanh liêm chính.
Khuyến nghị cho Hiệp hội doanh nghiệp
- Cử cán bộ tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về áp dụng Bộ chỉ số VBI do VCCI-SDforB và các đối tác liên quan trong và ngoài nước xây dựng để từ đó triển khai công tác truyền thông, đào tạo cho hội viên.
- Cần kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu kết nạp hội viên về cam kết kinh doanh liêm chính. Trong quá trình hoạt động, cần thường xuyên, hướng dẫn, cập nhật, nâng cao nặng lực cho hội viên về KDLC
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình liên kết doanh nghiệp với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, vì các doanh nghiệp tiếp xúc với thị trường quốc tế có nhiều động lực hơn để thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh
- Xây dựng và phát triển các chương trình tuân thủ và liêm chính nội bộ cho doanh nghiệp
- Tiến hành đánh giá tính liêm chính trong kinh doanh dựa trên VBII để nhận biết và làm nổi bật các vấn đề liên quan đến tính liêm chính trong các công ty tham gia. Phiếu khảo sát có thể được sửa đổi hoặc tái cấu trúc tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chuyên gia ngoài hoặc bên thứ ba thực hiện để phù hợp nhất với từng nhu cầu đánh giá.
- Tăng cường sự tham gia của nhân viên trong việc xây dựng, thúc đẩy các chương trình liêm chính bằng cách khuyến khích nhân viên phản hồi để cải thiện các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi sai trái
- Cập nhật, rà soát, tổ chức đào tạo về liêm chính thường xuyên
- Thực hành giao tiếp cởi mở với người quản lý, các thành viên trong nhóm, đối tác và đồng nghiệp khác để tạo điều kiện cho một môi trường trung thực và tôn trọng.
Huyền Diệu