Chủ nhật, 24/11/2024 08:58 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/01/2020 15:16 (GMT+7)

Dấu ấn khoa học công nghệ đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường

Theo dõi KTMT trên

Trong năm 2019, khoa học và công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước. Điều này thể hiện trong các thành tựu của các lĩnh vực chủ chốt như: nông nghiệp, công nghiệp, y tế… và đặc biệt là tài nguyên, môi trường.

Với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học và công nghệ có những vai trò to lớn. Trong năm 2019, lần đầu tiên, vệ tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ. Vệ tinh này được đặt tên là Micro Dragon, mang theo ước mơ vươn tới không gian của các nhà khoa học trong nước. Sự kiện này đã giúp Việt Nam viết tên lên bản đồ khoa học vũ trụ thế giới.

Sau khi phóng lên vệ tinh ngày 18/01/2019, các kỹ sư Việt Nam cùng các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản điều khiển vệ tinh làm việc trên quỹ đạo gồm: chụp ảnh, thu nhận, truyền tín hiệu từ vệ tinh.

Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh màu nước biển của vùng biển ven bờ của Việt Nam để đánh giá chất lượng, thành phần nước biển, phụ vụ bảo vệ môi trường biển cũng như đánh bắt thuỷ sản. Nhóm đã phối hợp các nhà nghiên cứu chuyên ngành ở Việt Nam, đề ra yêu cầu vệ tinh phải chụp được ảnh ở 14 giải phổ để ảnh có đủ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyên ngành; đặt hàng các công ty Nhật Bản cung cấp linh kiện theo yêu cầu. Cuối cùng, nhóm tích hợp các linh kiện, thiết bị để hoàn thiện, lập trình, điều khiển vệ tinh. Phóng vệ tinh là khâu cuối cùng, triển khai kết quả chế tạo vệ tinh của nhóm chuyên gia Việt Nam. Đây cũng là bài học và cơ hội để các kỹ sư Việt Nam học cách đưa vệ tinh lên quỹ đạo, điều khiển, lắp đặt đưa vệ tinh về trạng thái làm việc ngoài không gian.

Dấu ấn khoa học công nghệ đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường - Ảnh 1
Ra mắt nền tảng bản đồ số Vmap là một sự kiện trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Điểm nhấn nổi bật năm 2019 còn là sự kiện ra mắt nền tảng bản đồ số Vmap. Với 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước, bản đồ số với tên gọi Vmap cung cấp cho người dùng địa chỉ chi tiết tới từng ngõ, ngách, thôn, bản. Khác với một số nền tảng bản đồ và định vị khác, Vmap hiển thị các lớp bản đồ riêng, có khả năng hiển thị chi tiết địa chỉ từng số nhà ở cả thành thị, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Đây là kết quả sau 1 năm triển khai trong khuôn khổ Đề án Chính phủ "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa". Với mạng lưới hơn 12.000 điểm phục vụ cùng hơn 50.000 lao động trải rộng tới tận cấp xã, thôn bản và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và kinh nghiệm thu thập dữ liệu trong nhiều lĩnh vực, Bưu điện Việt Nam được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và triển khai dự án "Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam" - Vmap. Đây chính là kết tinh của trí tuệ Việt Nam trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Thông qua Smartphone đã cài đặt phần mềm có các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… mỗi nhân viên Bưu điện, đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…); địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, hẻm, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà hàng, nhà dân, ngân hàng, chợ… ). Sau khi xác nhận thông tin chuẩn, dữ liệu sẽ được tích hợp và đưa lên bản đồ số Việt Nam tại địa chỉ https://map.itrithuc.vn hoặc https://vmap.vn.

Phạm Thu Hà

Bạn đang đọc bài viết Dấu ấn khoa học công nghệ đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới