Chủ nhật, 24/11/2024 08:21 (GMT+7)
Thứ tư, 26/10/2022 18:01 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10

Theo dõi KTMT trên

Loạt điểm nóng về “sốt đất” bước vào kỳ giảm giá; Bất động sản cuối năm 2022: Tìm ánh sáng cuối đường hầm; Rủi ro trong giao dịch bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Loạt điểm nóng về 'sốt đất' bước vào kỳ giảm giá

Loạt khu vực từng là điểm nóng về 'sốt đất" tại các tỉnh thành miền Bắc đang ghi nhận sự sụt giảm cả về giá bán lẫn lượt quan tâm so với quý trước.

Nếu như cùng kỳ năm 2021, anh K (35 tuổi, Bắc Giang) liên tục tuyển nhân viên làm việc tại gara ô tô của gia đình, để mình và anh trai (40 tuổi) đi “săn” và môi giới đất nền. Thì đến nay, anh K phải cho nhiều nhân viên nghỉ việc vì đất nền “nguội lạnh” nên hai anh em anh K quay lại làm việc ở gara.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10 - Ảnh 1
Thị trường đất nền miền Bắc giảm nhiệt diện rộng, ở hầu hết các địa bàn so với quý trước. (Ảnh: tienphong)

Không chỉ anh em anh K mà nhiều môi giới tại một số tỉnh từng là điểm nóng về đất nền như Lạng Sơn, Hà Nam cũng gặp phải tình cảnh tương tự.

Minh chứng là theo báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn, trong bức tranh chung ảm đạm của thị trường do ảnh hưởng của lạm phát, siết tín dụng bất động sản giá tăng cao thì đất nền là loại hình ghi nhận biến động giảm rõ rệt về cả lượt tìm kiếm và giá rao bán. Trong đó, thị trường đất nền miền Bắc giảm nhiệt diện rộng, ở hầu hết các địa bàn so với quý trước.

Theo đó, lượt tìm kiếm tại hầu hết các tỉnh thành phía Bắc đều sụt giảm khá mạnh so với Quý II, sâu nhất lên đến 45% tại các khu vực như Bắc Giang, Hà Nam, Lạng Sơn, còn nhiều tỉnh thành khác ghi nhận lượt tìm kiếm giảm 10-20%.

Tuy nhiên, trong bức tranh chung vẫn có những điểm sáng ở các tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu (Sơn La),… có lượt tìm kiếm tăng mạnh, nhất là Lai Châu với 82%.

Bất động sản cuối năm 2022: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Thị trường bất động sản có những thời điểm trầm lắng nhưng với những nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi, biết tận dụng chu kỳ của thị trường thì đây lại chính lại là cơ hội.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10 - Ảnh 2
Những dự án đô thị du lịch đã thành hình là một trong những lựa chọn đầu tư an toàn. (Ảnh: Novaland).

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, nguồn cung bất động sản nhà ở đạt 41.886 sản phẩm với tỷ lệ hấp thụ đạt 43%. Trong khi đó, có hơn 4.600 sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng mới được chào bán trong quý III/2022, với tỷ lệ hấp thụ 48%.

Khó có thể phủ nhận thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại. Nhưng ở góc độ nào đó, nó đang trở về giai đoạn "bình thường mới", như trước đại dịch Covid-19.

Cuối năm 2021, đầu năm 2022, khi các biện pháp phong tỏa dần được gỡ bỏ, cũng là lúc cơn sốt đất xảy ra rầm rộ trên quy mô cả nước. Nguồn tiền rẻ đã thôi thúc nhà đầu tư tìm kiếm một kênh đầu tư khả dĩ, và bất động sản – với vị thế là kênh đầu tư luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Việt Nam – đã chứng kiến cơn sốt đất xảy ra rầm rộ trên quy mô cả nước.

Khi tiền rẻ không còn, cùng với loạt động thái chấn chỉnh thị trường của cơ quan quản lý, thị trường bất động sản lại đi tìm điểm cân bằng mới.

Mặc dù giao dịch có dấu hiệu sụt giảm, nhưng theo VARS, thị trường bất động sản vẫn chưa rơi vào suy thoái bởi sự quan tâm và nhu cầu vẫn ở mức cao. Đơn vị này ghi nhận hiện tượng sốt đất, bong bóng gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu.

Rủi ro trong giao dịch bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền

Hiện nay, trên thị trường vì nhiều lý do như muốn né thuế thu nhập cá nhân hoặc lướt cọc… mà nhiều nhà đầu tư đang giao dịch bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10 - Ảnh 3
Một góc đô thị Hải Phòng. (Ảnh minh họa)

Bản chất của việc ủy quyền là thông qua người khác để thực hiện công việc thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, ít chi phí hơn hoặc thậm chí là vì hoàn cảnh đặc biệt như chủ sở hữu là nhiều người, ở xa, đi làm ăn ở xa… và với điều kiện uy tín, nhận thức, điều kiện của người nhận thực hiện công việc ủy quyền.

Nếu lạm dụng quá sẽ có nhiều rủi ro không những cho người ủy quyền (bị bán với giá rẻ, bị siết nợ khi vay tiền mà ký văn bản ủy quyền về nhà) mà người mua là người chịu rủi ro khi tiền mất mà tài sản có thể không được nhận, không được sử dụng.

Theo Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM, Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền; Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, về bản chất khi bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hình thức làm hợp đồng ủy quyền, bạn chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền. Tùy theo thỏa thuận mà phạm vi ủy quyền có thể bao gồm: cho thuê, tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất... bằng tư cách nhân danh bên ủy quyền.

Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền

Nhiều chủ đất đang ra sức “chiều” khách mua đất nền để có thể đẩy được hàng. Trái lại, ở phân khúc chung cư, một số chủ nhà lại tỏ ra “chảnh” khi giao dịch.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nền tại nhiều khu vực đã có xu hướng giảm nhiệt, thậm chí nhiều khu vực dù cắt lỗ những vẫn khó bán. Không ít chủ đất trước sức ép tài chính, để bán được hàng đã ra sức chiều khách.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10 - Ảnh 4
Ảnh minh họa

Anh Hà Đức, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội, rao bán mảnh đất tại Thanh Oai (Hà Nội), diện tích 120 m2, suốt 6 tháng nay nhưng vẫn chưa có người mua. Anh Đức cho biết, mảnh đất này được anh mua từ cuối năm 2021, với mức giá 3,5 tỷ đồng, tương đương gần 30 triệu đồng/m2, trong đó, có 1,5 tỷ đồng là vay ngân hàng.

Ban đầu, anh dự tính sẽ giữ trong vòng 1 năm rồi bán ra kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ khi thị trường "quay xe" hạ nhiệt, nhiều khu vực đã giảm giá. Trước áp lực sợ thị trường đi xuống sẽ gánh nợ còng lưng, nên từ tháng 5 anh Thanh đã bắt đầu rao bán mảnh đất.

"Tôi đã điều chỉnh giá bán đến 3 lần, mỗi lần hàng trăm triệu đồng, bây giờ rao bán với giá 2,8 tỷ đồng, như vậy tôi đã lỗ 700 triệu đồng, nhưng vẫn chưa sang tay được chủ mới", anh Đức nói.

Việc giảm giá chưa hiệu quả, anh Đức còn cam kết, sẽ tìm cửa để người mua có thể lo vấn đề về tài chính, thậm chí, kéo dài thời gian giao dịch khoảng 2 - 3 tháng, nhưng số tiền cọc phải cao hơn bình thường.

Rao bán suốt 3 tháng, mảnh đất rộng 100 m2, tại Bắc Giang của anh Nguyễn Tiến Anh, nhà đầu tư tại Hà Nội, mới đây cũng sang tay được chủ mới. "Để bán mảnh đất này tôi phải trao đổi với người mua đến 5 lần mới chốt được giá. Ban đầu tư 2,5 tỷ đồng, cuối cùng tôi chốt bán 2 tỷ đồng. Bây giờ thị trường chững rồi, nên để bán được hàng cũng phải cân nhắc giá người mua đề xuất", anh Tiến Anh nói.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 26/10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới