Thứ năm, 28/11/2024 02:20 (GMT+7)
Thứ năm, 27/10/2022 18:50 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10

Theo dõi KTMT trên

Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh: Tín hiệu phát triển tích cực bên cạnh khó khăn về hạn chế tín dụng; Nhiều địa phương sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng dự án treo lại tăng thêm... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh: Tín hiệu phát triển tích cực bên cạnh khó khăn về hạn chế tín dụng

Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM trong quý III nói riêng và 9 tháng qua nói chung đang duy trì tốc độ phục hồi tích cực, bất chấp rủi ro từ lạm phát và chi phí gia tăng. Tuy nhiên, hạn chế tín dụng gây không ít khó khăn cho người mua nhà, dẫn đến khả năng chi trả bị ảnh hưởng đáng kể.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10 - Ảnh 1
Việc Ngân hàng Nhà nước “siết” tín dụng vào lĩnh vực BĐS để ưu tiên cho các ngành sản xuất làm cho thanh khoản các phân khúc BĐS tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS tại TP.HCM của Savills, trong quý III, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 26% theo năm và 21% cùng kì 9 tháng năm 2021 (số liệu trích dẫn của Cục Thống kê TP.HCM). Trong đó, 44% diện tích được lấp đầy đến từ các thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung vào lĩnh vực F&B và gia dụng.

Tuy nhiên, nguồn cung có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm. Dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm 398.000 m2 nguồn cung từ 27 dự án, nằm tập trung tại những quận có mật độ dân số cao như quận 8 và quận Gò Vấp.

Tỷ lệ lấp đầy đạt 92%, ổn định theo quý nhưng giảm -2% theo năm, chủ yếu đến từ các vị trí ngoài trung tâm. Giá thuê tầng trệt tăng 1% theo quý và 6% theo năm. Nhiều trung tâm bách hóa hoạt động lâu năm như Diamond Plaza, Hùng Vương Plaza đang được cải tạo với thiết kế hiện đại để phục vụ khách thuê và người tiêu dùng. Trong khi đó, một số trung tâm mua sắm lớn khác cũng đang có kế hoạch cải tạo lại.

Tuy nhiên, nguồn cung có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm. Dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm 398.000 m2 nguồn cung từ 27 dự án, nằm tập trung tại những quận có mật độ dân số cao như quận 8 và quận Gò Vấp.

Tỷ lệ lấp đầy đạt 92%, ổn định theo quý nhưng giảm -2% theo năm, chủ yếu đến từ các vị trí ngoài trung tâm. Giá thuê tầng trệt tăng 1% theo quý và 6% theo năm. Nhiều trung tâm bách hóa hoạt động lâu năm như Diamond Plaza, Hùng Vương Plaza đang được cải tạo với thiết kế hiện đại để phục vụ khách thuê và người tiêu dùng. Trong khi đó, một số trung tâm mua sắm lớn khác cũng đang có kế hoạch cải tạo lại.  

Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở người nước ngoài được sở hữu

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu.

Cụ thể, tại quận Bắc Từ Liêm có dự án nhà ở cao tầng N03-T3&T4 Khu đoàn ngoại giao (chủ đầu tư là Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam); dự án nhà ở thấp tầng tại ô đất TT6-2 thuộc Khu chức năng đô thị Tây Tựu (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Xuân La). Quận Long Biên có công trình chung cư cao tầng lô HH4 và HH5 thuộc dự án Khai Sơn City (Công ty cổ phần Khai Sơn); dự án xây dựng nhà ở cao tầng để bán tại ô đất ký hiệu CT7 phường Phúc Đồng (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long Biên).

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10 - Ảnh 2
Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở tại Hà Nội người nước ngoài được sở hữu. (Ảnh: Minh họa)

Quận Tây Hồ có dự án nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ và nhà ở thấp tầng tại lô đất CT01 Khu đô thị Nam Thăng Long (Công ty cổ phần Bất động sản Wonderland); chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ và nhà ở thấp tầng tại lô đất CT02A Khu đô thị Nam Thăng Long (Công ty cổ phần Sunshine Sky Villa).

Quận Hoàng Mai có 1 dự án là tòa nhà chung cư NO-02, NO-04 thuộc dự án nhà ở thấp tầng và khu tái định cư kết hợp thương mại tại phường Hoàng Liệt (Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Linh Đàm). Quận Nam Từ Liêm có 1 dự án là khu hỗn hợp dịch vụ, nhà ở, nhà trẻ và cây xanh, số 55 đường K2 phường Cầu Diễn (Công ty cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội).

Thị trường đất nền trầm lắng trên diện rộng, những “điểm nóng” sốt đất cũng đã hạ nhiệt?

Theo báo cáo Batdongsan.com.vn trong quý III/2022, đất nền tại nhiều tỉnh thành từng là “điểm nóng” sốt đất giờ đây cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, theo đó, ghi nhận sự sụt giảm cả giá bán và lượt quan tâm so với quý II.

Theo số liệu thống kê từ Batdongsan.com.vn lượt tìm kiếm đất nền trong quý III/2022 tại hầu hết các tỉnh thành phía Bắc giảm sâu, lên đến 45% tại các địa bàn như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nam. Nhiều tỉnh thành khác cũng ghi nhận lượt tìm kiếm giảm 10-20%.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10 - Ảnh 3
 Đất nền giảm nhiệt trên diện rộng từ Bắc chí Nam. 

Không chỉ sụt giảm về lượt quan tâm mà giá rao bán cũng ghi nhận sự giảm tốc. Lấy đơn cử như tại thị trường đất nền nổi như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng thì đều có giá bán theo tin đăng giảm nhẹ từ 1-7%. Trong đó, Hải Phòng là thị trường duy nhất ghi nhận giá rao bán tăng nhẹ khoảng 3% so với quý II.

Đáng chú ý, những “điểm nóng” một thời như các huyện Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng tại Bắc Giang… giờ đây cũng khá trầm lắng. Cụ thể, tại khu đô thị phía Nam TP.Bắc Giang, vào cuối năm 2021, một số lô đất có giá rất cao lên đến 60 triệu/m2, thậm chí 100 triệu/m2 nhưng ở thời điểm hiện tại giá không tăng mà còn giảm về 80-85 triệu/m2 nhưng cũng ít giao dịch thành công.

Với khu vực thị trường trọng điểm Hà Nội cũng ghi nhận mức giảm sâu ở lượt tìm kiếm, giá rao bán cũng bắt đầu giảm tại nhiều địa phương. Cụ thể những điểm nóng đất nền ngoại thành như Quốc Oai, Sóc Sơn ghi nhận mức giảm mạnh nhất, từ 30-39%. Mức độ quan tâm đất nền tại những địa bàn khác như Gia Lâm, Thanh Trì, Long Biên, Hoài Đức cũng giảm lần lượt 28%, 24%, 21% và 17%.

Nhiều địa phương sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng dự án treo lại tăng thêm

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP.Hà Nội) cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Phát biểu góp ý tại hội trường Quốc hội sáng 27/10, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phản ánh về thực trạng hiệu quả sử dụng đất đai ở nước ta chưa cao dẫn đến lãng phí.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10 - Ảnh 4

Tại Hà Nội có hàng trăm dự án treo, chậm triển khai sau khi được giao đất, gây lãng phí. (Ảnh: Trần Kháng).

Bà Mai cho biết, khác với rất nhiều quốc gia trên thế giới có sở hữu tư nhân về đất đai, thể chế của Việt Nam có đặc thù nhất định. Hiến pháp đã khẳng định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đó là quan điểm đúng đắn và cũng là con đường mà chúng ta đã kiên định lựa chọn.

Như vậy, theo bà Mai, một quyền lực rất lớn được trao gửi cho bộ máy Nhà nước là làm sao để sử dụng đất đai cho hiệu quả, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đó là trách nhiệm cao cả và Hiến pháp đã trao cho cơ quan công quyền.

Trên thực tế thời gian qua trong lĩnh vực quản lý đất đai, bên cạnh rất nhiều kết quả đạt được thì đại biểu này cho biết chúng ta cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức, hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao.

Cũng theo vị đại biểu Quốc hội này, tình trạng lãng phí đất đai là một trong những thực trạng đáng nhức nhối. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có hơn 743 triệu m2 đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, số tiền thu được rất thấp, chỉ có 286 tỷ đồng.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 27/10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới