Chủ nhật, 24/11/2024 09:05 (GMT+7)
Thứ ba, 22/08/2023 18:55 (GMT+7)

Điểm tin Môi trường ngày 22/8: Khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê

Theo dõi KTMT trên

An Giang khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê; Chỉ số không khí nằm ở mức tốt tại Bắc Bộ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trồng mới 450 cây xanh.

An Giang khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê

Ngày 22/8, ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã công bố báo cáo nhanh về tình hình sạt lở đá trên địa bàn thị trấn Óc Eo.

Theo báo cáo, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ ngày 17/8, một cục đá trên núi Ba Thê đã bị sạt lở lăn xuống ngang đường lên đỉnh núi tại thị trấn Óc Eo vào ngày 20/8. Sáu cục đá trên lớn nhỏ cân nặng khoảng 20 tấn đã gây cản trở việc di chuyển của người dân và phương tiện lên núi. 

Điểm tin Môi trường ngày 22/8: Khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ. 

Ban Chỉ huy đã đưa ra các biện pháp an toàn, như lắp đặt biển báo nguy hiểm để cảnh báo người dân không lại gần vùng sạt lở đá và đang tiếp tục theo dõi tình hình để báo cáo và kiến nghị tỉnh có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó địa phương vẫn chưa xác định được thời điểm mở lại đường do nguy cơ sạt lở vẫn tiếp tục tồn tại. Dự báo trong những ngày tới, từ ngày 24/8, tỉnh An Giang sẽ có mưa trở lại, góp phần gia tăng nguy cơ về sạt lở.

Núi Ba Thê (hay còn được gọi là núi Vọng Thê) là ngọn núi giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Ba Thê nằm trong cụm gồm 5 núi, trong đó núi Ba Thê là lớn nhất với độ cao 221m, chu vi 4.220m.

Hiện tại, núi chỉ có các điểm tham quan du lịch, không có dân cư sinh sống. Buổi sáng và chiều, một số người dân thường tới đây để tập thể dục, ngắm cảnh. Năm 2002, tuyến đường dài 2km lên đỉnh núi được nâng cấp để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, năm 2019, núi Ba Thê từng xảy ra hiện tượng lở núi, khiến tảng đá cả trăm tấn lăn xuống đường.

Việt Nam - Canada hợp tác cùng chống lại biến đổi khí hậu 

Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã tiếp và làm việc với Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil về hợp tác lĩnh vực biến đổi khí hậu và một số nội dung liên quan. Tại buổi họp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đối tác của Canada đã xây dựng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết Việt Nam đang ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công lý, công bằng, toàn cầu và toàn dân. Việc ứng phó này dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế. 

Đại sứ Shawn Steil đã đánh giá cao cam kết và các hành động thiết thực triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26. Theo đó, Canada luôn ưu tiên, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng như phát triển bền vững. 

Chỉ số không khí nằm ở mức tốt tại Bắc Bộ

Điểm tin Môi trường ngày 22/8: Khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê - Ảnh 2
Ảnh minh hoạ. 

Khu vực Bắc Bộ ghi nhận chỉ số không khí trong ngày 22/8 ở mức tốt cho sức khoẻ (0 - 50). Tại Thủ đô Hà Nội, một số điểm đo cho thấy chỉ số này ở mức tốt và trung bình. Tại mức chỉ số chất lượng không khí trung bình (51-100), chất lượng không khí là chấp nhận được. Tuy nhiên, một số chất ô nhiễm có thể gây quan ngại tới sức khỏe của số ít người đặc biệt nhạy cảm. 

Theo các chuyên gia khí tượng, miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa từ Hạ sang Thu, đêm và sáng sớm có khả năng xuất hiện sương mù, lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí. Để bảo vệ sức khỏe người dân ra đường cần sử dụng khẩu trang y tế để ngăn ngừa khí độc trong sương, giữ ấm cơ thể để đảm bảo nguồn nhiệt, không phơi quần áo ngoài trời để qua đêm.

Trồng mới 450 cây xanh

Ngày 22 tháng 08 năm 2023, JTI Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chung tay trồng mới 450 cây xanh, trong đó có hơn 100 cây Bàng Đài Loan được trồng mới tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội và 350 cây Giáng Hương được bổ sung cho các tuyến đường, kênh rạch phường Long Phước, quận 09, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Đây là dự án trồng cây phối hợp cùng với Thành Đoàn. 

Chương trình đã lựa chọn những giống cây thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương. Cụ thể, miền Bắc lựa chọn cây bàng lá nhỏ, miền Nam sẽ là cây giáng hương. Hai giống cây được lựa chọn để trồng đều có thân cao, tán rộng, không chỉ tạo bóng mát mà còn mang lại giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường cũng như điều kiện khí hậu tại địa phương.

Phạm Huyền (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin Môi trường ngày 22/8: Khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở đá ở núi Ba Thê. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới