Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án điện gió.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết một khoản vay xanh trị giá 116 triệu USD để phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam. Dự án sẽ làm tăng công suất điện gió của Việt Nam thêm 30%, giúp đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang gia tăng nhanh chóng.
Theo Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, tất cả các nhà thầu dự án điện gió cam kết sẽ phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để hoàn thành đóng điện và đi vào hoạt động trước ngày 31/10 tới.
Năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực sau Australia, Nhật Bản và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi khi Việt Nam đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời.
Theo dữ liệu của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2020, hơn 260 GW công suất năng lượng mới đã được bổ sung cho toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng 50%.
Sản xuất điện từ các nhà máy điện gió và điện mặt trời năm 2020 tăng 14,8% (tương đương 314 TWh), cụ thể là 9,4%, tức là gần 1/10 sản lượng điện trên thế giới, năm 2015, con số đó là 4,6%.
Ngày 31/3/2021, tại TP.HCM, Công ty Năng lượng Trung Quốc ENERGY BOX đã tổ chức Hội nghị năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 2 tại Việt Nam - 2nd Solar Wind Congress 2021.
Bên cạnh phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, nhiều doanh nghiệp niêm yết đang đổ xô đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... Và để làm mảng này, nhiều doanh nghiệp đang gánh khoản nợ hàng ngàn tỉ đồng.
Việt Nam là một trong những nước nằm trong dải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Đó là cơ sở rất lớn để Việt Nam phát triển năng lượng mặt trời.
Theo quyết định này, phần diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng trong dự án là 11,55 ha thuộc các xã Xuân Cảnh, Xuân Hải và Xuân Bình, TX. Sông Cầu. Loại rừng chuyển mục đích là rừng trồng.
Theo Bộ Công Thương, năng lượng tái tạo đang được quan tâm phát triển, tạo đột phá trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và biến đổi khí hậu trong sản xuất điện.
Dồn dập đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió đã khiến nhiều chủ đầu tư nhanh chóng ngậm “trái đắng”, đồng thời khiến cho lưới điện khu vực bị quá tải nghiêm trọng. Thế nhưng, những vấn đề về tác động môi trường lại chưa có giải pháp cụ thể.
Sự chuyển đổi cơ cấu từ ngành năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo không chỉ giúp các quốc gia giải quyết được bài toán khan hiếm tài nguyên mà còn đạt được mục tiêu giảm thải khí carbon.
Cụm trang trại điện gió bao gồm 2 trang trại điện gió B&T 1 với công suất 100,8 MW, dự kiến vận hành vào tháng 12/2020 và B&T 2 với công suất 151,2 MW, dự kiến vận hành vào tháng 6/2021.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng nhu cầu giải tỏa hết công suất của các dự án năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời, điện gió.
Với sự nỗ lực của EVN và các đơn vị cùng sự ủng hộ, hỗ trợ của các Bộ ngành, địa phương, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700 MW.
Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng gia tăng. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 do nhiệt điện than gây ra được cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2030.