Tôi thật sự có niềm tin là chúng ta có thể đạt được mức phát triển NLTT qua Quy hoạch điện VIII đang được trình Thủ tướng phê duyệt và mới đây là những mục tiêu thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra ở COP26.
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Trong năm 2021, Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, mạnh mẽ và là hướng đi thông minh trong chuyển dịch năng lượng bền vững.
Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum có văn bản cho phép Công ty Kosy được khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển và nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy điện gió tại huyện Kon Plông.
Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển điện gió ngoài khơi nhưng lại chưa làm chủ được vấn đề này nên cần có định hướng và phương án triển khai cụ thể nhằm tận dụng tốt nguồn năng lượng tái tạo.
Có tới 55 địa phương đề xuất thêm nguồn điện (gió, khí) vào quy hoạch phát triển Điện VIII, với tổng công suất hơn 440.000 MW sau khi Chính phủ có công văn, yêu cầu báo cáo tổng hợp bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt.
Việt Nam đang từng bước coi việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió là chìa khóa để giải quyết bài toán về an ninh năng lượng, qua đó góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của nước ta.
Ninh Thuận nổi danh với đặc sản biển xanh - cát trắng - nắng vàng. Những năm gần đây, Ninh Thuận hút hồn du khách bởi vẻ đẹp lung linh của cánh đồng điện gió trên cung đường Bắc - Nam.
Chính phủ Lào sẽ đa dạng hóa nguồn năng lượng bằng cách phát triển các nhà máy điện mặt trời, điện gió và nhiệt điện than để giải quyết tình trạng thiếu điện trong mùa khô.
Công ty điện lực Energias de Portugal (EDP) có kế hoạch đầu tư 12,86 tỉ bảng Anh (17,65 tỉ USD) vào các dự án năng lượng gió và mặt trời ở Anh vào năm 2030 khi quốc gia này nỗ lực giảm lượng khí thải carbon về 0 vào giữa thế kỷ.
Nhìn vào những bất cập trong phát triển hạ tầng điện mặt trời thời gian qua, cần đặt ra câu hỏi điện gió ở Việt Nam cần có những bước đi cụ thể nào để phát triển bền vững?
Chúng ta phải làm rõ, Việt Nam có những tiềm năng gì để phát triển điện gió, đã sử dụng các tiềm năng này thế nào, đã hợp lý, hiệu quả chưa, phải làm gì để tận dụng hết tiềm năng? Rồi, ai phải vào cuộc thực hiện các công việc, vai trò của họ ra sao...?
Phát triển năng lượng quốc gia trong đó có năng lượng điện có ý nghĩa quyết định cho tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. Theo các chuyên gia, rào cản lớn nhất của sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay là rào cản cơ chế chính sách.
Theo ĐBQH khóa XIV Thái Trường Giang, tuyệt đối không làm dự án điện mặt trời nếu gây mất diện tích rừng. Các dự án điện gió chỉ sử dụng một phần đất rừng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép.