Với nhu cầu điện năng ngày càng tăng, phát triển điện gió ngoài khơi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Tuy nhiên, nhiều thách thức về chi phí, khoa học công nghệ,... cũng được đặt ra.
Theo Dự thảo Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII), công suất điện gió ngoài khơi đạt từ 2-3 GW và chiếm từ 1,45% đến 2% trong tổng công suất điện đến năm 2030.
Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi năm 2020 tiếp tục đà tăng trưởng nhanh với việc lắp đặt mới tổng công suất hơn 6 GW, bất kể đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành năng lượng khác. Vậy, Việt Nam ở đâu trong “làn sóng” năng lượng mới này?
Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn dự kiến sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm thiểu 130 triệu tấn khí thải CO2.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam có có tiềm năng lớn là 1 trong 5 trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới (cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ).
Ngày 5/8, tại TP Brussels (Bỉ), Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) đã công bố báo cáo mới nhất về điện gió ngoài khơi trên thế giới. Theo đó, với 6,1 GW công suất mới được lắp đặt trên toàn cầu, năm 2019 là năm phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi thế giới, và dự kiến năm 2020 cũng sẽ đạt mức tăng công suất tương tự, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19.
Sự hợp tác thành công giữa CIP, Asiapetro, Novasia Energy và Bình Thuận trong dự án này cũng có thể sẽ là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác vào các dự án gió ngoài khơi tại Việt Nam.