Chủ nhật, 24/11/2024 06:48 (GMT+7)
Thứ tư, 19/10/2022 07:05 (GMT+7)

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Theo dõi KTMT trên

Việc phát điện của các nước tùy thuộc trước hết vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước, trong đó ưu tiên trước hết nguồn điện có giá thành rẻ, mức phát thải thấp hơn.

Mặt khác, việc phát triển còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cho phép tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng sạch hơn (phát thải CO2 thấp) nhưng chi phí cao hơn (giá thành điện năng cao). Nhưng xu hướng chung là các nước ngày càng chú trọng phát triển điện năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.

KỲ 2: CƠ CẤU ĐIỆN NĂNG PHÁT RA TOÀN CẦU, TỪNG CHÂU LỤC, NHÓM NƯỚC VÀ TỪNG NƯỚC NĂM 2020 - 2021 THEO LOẠI NHIÊN LIỆU

Cơ cấu điện năng phát ra toàn cầu, từng châu lục, nhóm nước và từng nước năm 2020 - 2021 theo loại nhiên liệu được nêu ở bảng 2.

Bảng 2. Cơ cấu điện năng phát ra toàn cầu, từng châu lục, nhóm nước và từng nước năm 2020 - 2021 theo loại nhiên liệu:

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 1
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 2
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 3
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 4
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 5
Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021 - Ảnh 6
(Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition)

Ghi chú: † nhỏ hơn 0,05. Tốc độ tăng trưởng được điều chỉnh cho các năm nhuận. TWh = Tỷ kWh.

Nhận xét:

Năm 2021, cơ cấu sản lượng điện năng phát ra toàn cầu như sau: Cao nhất điện than 35,99 %; tiếp theo điện khí 22,90 %; thủy điện 15,02 %; điện năng lượng tái tạo (NLTT) 12,85 %; điện hạt nhân (nguyên tử) 9,84 %; điện dầu 2,53 % và cuối cùng điện khác 0,89 %. Như vậy, mặc dù có xu hướng giảm so với trước, nhưng đến năm 2021 điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Cơ cấu sản lượng điện phát ra năm 2021 của từng châu lục, nhóm nước khác xa so với cơ cấu điện năng của toàn cầu và phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm, tiềm năng của từng châu lục, nhóm nước. Cụ thể như sau:

Bắc Mỹ: Cao nhất điện khí, chiếm 36,65 %; tiếp đến điện than 19,15 %; điện hạt nhân 17,15 %; điện NLTT 13,27 %; điện dầu 1,04 % và điện khác 0,25 %.

Nam và Trung Mỹ: Cao nhất thủy điện chiếm 48,37 %; tiếp đến điện khí 20,60 %; điện NLTT 16,80 %; điện dầu 7,03 %; điện than 5,30 %; điện hạt nhân 1,87 % và điện khác 0,05 %.

Châu Âu: Cao nhất điện NLTT chiếm 23,48 %; tiếp đến điện hạt nhân 21,90 %; điện khí 19,83 %; thủy điện 16,12 %; điện than 15,68 %; điện khác 1,84 % và điện dầu 1,19 %. Như vậy, châu Âu các nguồn điện tương đối dàn trải hơn.

CIS: Cao nhất điện khí chiếm 46,13 %; tiếp đến điện than 18,71 %; thủy điện 17,90 %; điện hạt nhân 15,47 %; điện dầu 0,80 %; điện NLTT 0,65 % và điện khác 0,36 %. Nói chung tại nhóm nước này 3 nguồn điện cuối có tỷ trọng không đáng kể.

Trung Đông: Điện khí chiếm tỷ trọng cao nhất tới 71,21 %; tiếp theo điện dầu chiếm 23,45 %; cả 2 nguồn này chiếm tới 94,66 %; còn lại các nguồn điện khác có tỷ trọng không đáng kể: Thủy điện 1,50 %; điện NLTT 1,42 %; điện than 1,36 %.

Châu Phi: Điện khí chiếm tỷ trọng cao nhất 39,63 %; tiếp đến điện than 27,57 %; thủy điện 17,10 %; còn lại các nguồn điện khác tương đối thấp: Điện dầu 8,49 %; điện NLTT 5,46 %; điện hạt nhân 1,16 % và điện khác 0,62 %.

Châu Á - TBD: Chiếm tỷ trọng cao nhất điện than tới 56,92 %; tiếp đến thủy điện 13,24 %; điện NLTT 12,08 %; điện khí 10,68 %; còn lại là điện hạt nhân 5,11 %; điện khác 1,10 % và điện dầu 0,91 %.

OECD: Chiếm tỷ trọng cao nhất điện khí 30,09 %; tiếp đến điện than 20,10 %; điện hạt nhân 17,05 %; điện NLTT 17,04 %; thủy điện 12,85 %; điện khác 1,62 % và điện dầu 1,28%. Nói chung, các nguồn điện đều đóng vai trò quan trọng đối với khối nước này.

Ngoài OECD: Chiếm tỷ trọng cao nhất điện than tới 46,31 %; tiếp đến điện khí 18,24 %; thủy điện 16,42 %; điện NLTT 10,13 %; điện hạt nhân 5,16 %; điện dầu 3,35 % và điện khác 0,42 %.

EU: Chiếm tỷ trọng cao nhất điện hạt nhân 25,29 % và điện NLTT 25,22 %; tiếp đến điện khí 18,93 %; điện than 15,17 %; thủy điện 11,90 %; điện khác 2,02 % và điện dầu 1,49 %. Nói chung, EU có các nguồn điện sạch (phát thải CO2 thấp) chiếm tỷ trọng chủ yếu, tới gần 85 %.

Qua những phân tích trên cho thấy:

Điện khí chiếm tỷ trọng cao nhất tại Bắc Mỹ (36,65 %); CIS (46,13 %); Trung Đông (71,21 %); châu Phi (39,63 %); OECD (30,09 %).

Thủy điện chiếm tỷ trọng cao nhất tại Nam và Trung Mỹ (48,37 %).

Điện NLTT chiếm tỷ trọng cao nhất tại châu Âu (23,48 %).

Điện than chiếm tỷ trọng cao nhất tại châu Á - TBD (56,92 %). Ngoài OECD (46,31 %).

Điện hạt nhân chiếm tỷ trọng cao nhất tại EU (25,29 %) và tiếp đến điện NLTT 25,22 %).

Cơ cấu sản lượng điện phát ra năm 2021 của từng nước như sau:

Điện khí chiếm tỷ trọng cao nhất tại 17 nước và nhóm nước, gồm:

- UAE 88,74 %.

- I ran 80,58 %.

- Ai Cập 75,16 %.

- Các nước CIS khác 72,34 %.

- Các nước Trung Đông khác 66,82 %.

- Thái Lan 64,16 % (điện than 20,48 %).

- Ác-hen-ti-na 61,18 %.

- Ả rập Xê-ut 60,55 % (điện dầu 39,24 %).

- Mê-hi-cô 60,51 %.

- Ý 50,98 %.

- Hà Lan 46,30 %.

- Các nước châu Phi khác 44,63 % (thủy điện 30,98 %).

- LB Nga 42,94 %.

- VQ Anh 40,08 %.

- Mỹ 38,44 %.

- Thổ Nhĩ Kỳ 33,13 % (điện than 31,27 %).

- Nhật Bản 31,98 % (điện than 29,61 %).

Điện than chiếm tỷ trọng cao nhất tại 11 nước, gồm:

- Nam Phi 85,80 %.

- Ấn Độ 74,13 %.

- Ba Lan 73,17 %.

- Trung Quốc 62,56 %.

- In-đô-nê-xi-a 61,41 %.

- Ka-zắc-kh-x-tan 60,58 %.

- Úc 51,37 %.

- Việt Nam 46,61 % (thủy điện 31,01%).

- Đài Loan 44,31 % (điện khí 37,23 %).

- Ma-lai-xi-a 43,63 % (điện khí 35,73 %).

- Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) 35,26 % (điện khí 29,38 % và điện hạt nhân 26,32 %).

Điện hạt nhân chiếm tỷ trọng cao nhất tại 2 nước và nhóm nước, gồm: U-crai-na 55,44 % (điện than 23,67 %); Các nước châu Âu khác 34,75 % (trong đó có Pháp với năng lượng hạt nhân hiện bảo đảm 70% nhu cầu điện của Pháp. Trên toàn quốc có tổng cộng 56 lò phản ứng, tất cả do Tập đoàn Điện lực Pháp - EDF quản lý).

Thủy điện chiếm tỷ trọng cao nhất tại 3 nước và nhóm nước, gồm: Ca-na-đa 59,41 %; Bra-zin 55,44 %; Các nước Nam và Trung Mỹ khác 49,77 %;

Điện NLTT chiếm tỷ trọng cao nhất tại 2 nước: LB Đức 37,23 % và Tây Ban Nha 35,21 %. Ngoài ra, chiếm tỷ trọng trên 10% tại 18 nước và khu vực, gồm:

- VQ Anh 37,73 %.

- Hà Lan 32,98 %.

- Ý 24,86 %.

- Úc 22,92 %.

- Bra-zin 22,01 %.

- Các nước Nam và Trung Mỹ khác 21,21 %.

- Thổ Nhĩ Kỳ 18,82 %.

- Các nước châu Âu khác 16,96 %.

- Ba Lan 15,45 %.

- Mỹ 14,18 %.

- Trung Quốc 13,51 %.

- Nhật Bản 12,78 %.

- Thái Lan 12,43 %.

- Mê-hi-cô 11,82 %.

- Việt Nam 11,56 %.

- Ác-hen-ti-na 11,28 %.

- In-đô-nê-xi-a 10,18 %.

- Ấn Độ 10,03 %.

Qua các phân tích nêu trên cho thấy, việc phát điện của các nước tùy thuộc trước hết:

(1) Vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước, trong đó ưu tiên trước hết nguồn điện có giá thành rẻ, mức phát thải thấp hơn.

(2) Vào khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

(3) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cho phép tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng sạch hơn (phát thải CO2 thấp) nhưng chi phí cao hơn (giá thành điện năng cao). Xu hướng chung là các nước ngày càng chú trọng phát triển điện NLTT, nhất là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.

Về điện hạt nhân, hiện tại trên thế giới mới chỉ có một lò phản ứng sử dụng công nghệ EPR của Pháp đã đi vào hoạt động - đó là tại Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. EDF của Pháp liên doanh với Công ty Điện lực Trung Quốc CGN khai thác cơ sở này. Nhưng từ tháng 7/2021 tỉnh Quảng Đông đã phải quyết định tạm đóng cửa lò phản ứng EPR duy nhất trên thế giới sau khi phát hiện một “sự cố làm hư hại các thanh nguyên liệu”. Trên lãnh thổ Pháp công trình EPR đầu tiên đặt tại thành phố Flamanville - vùng Normandie liên tục dời lại ngày chính thức bắt đầu khởi động. So với dự tính ban đầu, sự chậm trễ đó tới nay đã lên tới 10 năm.

Nói chung, điện hạt nhân (điện nguyên tử) đang phát triển cầm chừng: Có nước tăng, hoặc tiếp tục duy trì, nhưng có nước giảm hoặc dừng.

(Đón đọc kỳ tới...)

PGS.TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU

Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới