Do giá xăng dầu thế giới tiếp tục có xu hướng tăng nên giá xăng dầu trong nước ngày hôm nay 21/2 có thể sẽ được điều chỉnh tăng hơn từ 1000-1.100 đồng/lít, còn dầu tăng khoảng từ 800-900 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 19/2 được thúc đẩy mạnh bởi sự gia tăng lo ngại xung quanh vấn đề Nga – Ukraine khi Mỹ và nhiều nước đồng minh liên tục đưa cáo buộc về việc Nga đang tìm cớ để tấn công Ukraine.
Những lo ngại ngày càng gia tăng về việc Nga có thể tấn công Ukraine đã đẩy giá dầu liên tục chinh phục “đỉnh” mới và khả năng “chạm” gần 100 USD/thùng - mức chưa từng thấy kể từ năm 2014 không phải là điều quá xa vời.
Giá dầu thô ngày 14/2 tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay nhờ tăng trưởng nhu cầu thế giới phục hồi và căng thẳng chính trị Nga - Ukaina leo thang, đe doạ làm gián đoạn nguồn cung dầu thô vốn đang hạn hẹp trên thị trường.
Giá dầu thô ngày 12/2 tiếp đà tăng, lên mức cao nhất trong 7 năm khi lo ngại về cuộc tấn công Ukraine của Nga - nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới – sẽ làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu thô toàn cầu bị thắt chặt.
Theo quyết định của Liên Bộ Công Thương – Tài chính, từ 15h chiều 11/2, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 981 đồng/lít, lên mức 24.571 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 962 đồng/lít, lên mức 25.322 đồng/lít.
Theo Lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu TP.HCM, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, gián đoạn nguồn cung từ các nhà sản xuất khiến sản phẩm này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự báo, giá xăng có thể điều chỉnh quanh mức 1.000-1.200 đồng/lít trong ngày mai.
Giá dầu thô ngày 9/2 lấy lại đà tăng nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh khi các chuỗi cung ứng, sản xuất được khôi phục, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, hàng không được nối lại.
Giá dầu thô ngày 31/1 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu thô tiếp tục ghi nhận nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tăng cao bởi các hoạt động kinh tế đang dần được nới lỏng, mở cửa trở lại.
Giá dầu thô ngày 26/1 giảm nhẹ sau khi bật tăng mạnh trong phiên 25/1 khi những lo ngại triển vọng tiêu thụ dầu thô không như kỳ vọng được dấy lên khi các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu quý I/2022 sẽ ở mức khiêm tốn.
Giá dầu ngày 25/1 có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu bị thắt chặt do sự gia tăng căng thẳng tại Đông Âu và Trung Đông, trong khi năng lực cung ứng của OPEC+ lại khá hạn chế.
Giá dầu thô ngày 24/1 tăng cao hơn khi các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng nhu cầu tăng cao khi làn sóng của biến thể Omicron mất dần tại các nền kinh tế chủ chốt.
Giá dầu thô ngày 22/1 giảm mạnh chủ yếu do lo ngại triển vọng tiêu thụ dầu thô có dấu hiệu chững lại, và trong ngắn hạn có thể sẽ giảm khi nhiều nền kinh tế lớn ở châu Á chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo quyết định của Liên Bộ Công Thương – Tài chính, từ 15h chiều 21/1, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 440 đồng/lít, lên mức 23.590 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 tăng thêm 490 đồng/lít, lên mức 24.360 đồng/lít.
Giá dầu thô ngày 21/1 quay đầu giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá kéo dài một tháng, nhưng nhu cầu mạnh và những gián đoạn ngắn hạn về nguồn cung tiếp tục hỗ trợ giá ở gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2014.
Theo Lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu Hà Nội, giá xăng dầu trong nước đang bị đẩy lên cao trước sức ép giá thế giới. Dự kiến giá bán lẻ xăng tăng khoảng 700 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu tăng mạnh hơn khoảng 900 đến 1.000 đồng/lít.
Giá dầu thô ngày 19/1 duy trì đà tăng do nguồn cung gặp khó khăn sau cuộc tấn công của lực lượng nổi dậy Houthi vào Abu Dhabi. Ngoài ra còn do sự gián đoạn nguồn cung của một số nước OPEC+, những thành viên không thể đáp ứng hạn ngạch hằng tháng của họ.
Giá dầu thô ngày 18/1 vẫn “leo dốc” dù đã có lúc mất đà giảm nhẹ, bởi các nhà đầu tư vẫn đang đặt cược rằng nguồn cung toàn cầu sẽ vẫn thắt chặt dù Libya đang dần khôi phục được sản lượng khai thác cũ.
Giá dầu thô ngày 17/1 tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi tăng mạnh hơn 5% vào tuần trước nhờ triển vọng nguồn cung thắt chặt và căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Nga và Ukraine.