Chủ nhật, 24/11/2024 08:35 (GMT+7)
Thứ hai, 14/09/2020 06:15 (GMT+7)

Doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng hoạt động tăng 136%

Theo dõi KTMT trên

923 doanh nghiệp bất động sản bị giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng năm 2020, tăng 136% so với cùng kỳ. Tác động tiêu cực của đại dịch đến thị trường bất động sản có thể còn kéo dài trong 1-2 năm.

Kể từ đầu tháng 3/2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực rất lớn đến kinh tế, xã hội của cả nước và làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản. Đặc biệt phân khúc thị trường bất động sản cho thuê (nhà phố, căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ… cho thuê); phân khúc bất động sản du lịch (khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch - condotel) và thị trường bất động sản thứ cấp, mua đi bán lại của các nhà đầu tư lướt sóng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến tất cả các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động môi giới, hoặc đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trong 8 tháng của năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản bị giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác; ngân sách Nhà nước bị giảm mạnh nguồn thu từ bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng hoạt động tăng 136% - Ảnh 1
Doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng hoạt động tăng 136%.

Giá nhà có xu thế tăng trong các năm qua và trong thời gian đại dịch Covid-19, giá nhà sơ cấp vẫn “neo” cao, vì chi phí đầu tư cao và các chủ đầu tư nỗ lực tối đa để chịu đựng và giữ giá. Chỉ xuất hiện tình trạng sụt giảm mạnh giá cho thuê bất động sản (nhà phố, cơ sở thương mại, dịch vụ cho thuê) hoặc tình trạng sụt giảm giá bán nhà trên thị trường sơ cấp, do nhà đầu tư không chịu đựng nổi áp lực trả lãi, trả nợ gốc, phải chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ”.

Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản, thay đổi lớn cả về nhận thức và hành vi của xã hội, của từng người trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Trong đó, có việc định hình lại nhu cầu nhà ở, tìm kiếm thông tin, giao kết hợp đồng và thanh toán của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp, buộc các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cũng phải thay đổi triệt để để đáp ứng các yêu cầu rất mới này và chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế số hóa.

“Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường bất động sản có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tới đây. Tất cả các chủ thể trên thị trường bất động sản, như các chủ đầu tư dự án, người mua nhà, nhà môi giới, nhà thầu xây lắp, các tổ chức tín dụng… chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ làm giảm sự đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào tăng trưởng GDP và làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước” - ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đánh giá.

Phương Hoài

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp bất động sản giải thể, ngừng hoạt động tăng 136%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới