Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ khẩn cấp để doanh nghiệp duy trì hoạt động.
90,8% số doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động
Sáng ngày 26/9, diễn ra Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo khảo sát với gần 3.000 doanh nghiệp, 90,8% số doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh.
Đáng lưu ý, tình trạng này diễn ra phổ biến ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Các tỉnh duyên hải miền Trung với tỉ lệ lần lượt 95%, 93% và 92%.
“Cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp phải chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát”, ông Công nhấn mạnh.
Ông Công lấy ví dụ, như với các doanh nghiệp ngành gỗ, có hơn 50% tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản.
Còn doanh nghiệp ngành lữ hành, lưu trú và ăn uống đã chịu tác động nghiêm trọng trong 2 năm nay khi công suất phòng trung bình cả nước chỉ đạt 15%, thậm chí nhiều cơ sở phải đóng cửa.
Được giãn nợ đồng loạt từ 6 - 9 tháng
Tại Hội nghị, ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam thay mặt cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong khâu tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Từ những khó khăn của nhiều doanh nghiệp được tổng hợp lại, ông Đặng Hồng Anh kiến nghị Bộ Y tế phối hợp cùng lãnh đạo các tỉnh, thành trên cả nước đàm phán với các nhà sản xuất để được mua bộ kit xét nghiệm nhanh số lượng lớn với giá gốc. Từ đó, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp khi thực hiện xét nghiệm cho công nhân.
Bên cạnh đó, Hội Doanh nhân Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chính quyền giảm một nửa thời gian thủ tục hành chính hiện hành, ví dụ thủ tục 30 ngày thì giảm còn 15 ngày.
Về tài chính, ông Anh cho rằng, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14, trong đó quy định điều kiện giãn nợ trong vòng 12 tháng là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của Thông tư này là phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi Covid-19 và được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ sau thời gian giãn nợ. Điều này rất khó cho doanh nghiệp.
Từ đó, ông Anh kiến nghị, xem xét các doanh nghiệp đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6 - 9 tháng không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như ngành y tế, thực phẩm, sắt thép…
Về việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, kiến nghị mức giảm 50% đến hết tháng 6/2022 đối với thuế suất giá trị gia tăng và áp dụng đại trà, không chọn lọc về mặt hàng nhằm giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm giá cho khách hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, khi thành lập các tổ tư vấn về các kế hoạch phục hồi kinh tế, đề xuất cho các hiệp hội tham gia cùng với các chuyên gia kinh tế vì các hiệp hội và các doanh nghiệp có nhiều thông tin thực tiễn hơn, sẽ có ích trong việc góp ý kiến, bám sát nhu cầu của doanh nghiệp.
Cùng nhau vượt qua khó khăn
Đây là lần thứ 2 Chính phủ tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Hơn 1 tháng trước, sau khi kết thúc hội nghị lần thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và cơ bản những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt đã và đang được xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ.
Tỉ lệ doanh nghiệp tiếp cận được một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp. Đặc biệt, vấn đề các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là việc khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để doanh nghiệp có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh…
Phát biểu trong Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, từ đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp có yêu cầu, đề xuất gì, Chính phủ cố gắng đáp ứng trong điều kiện tốt nhất có thể.
Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng kịch bản thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Chúng ta đang gặp những khó khăn do nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh, cũng là những khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới. Nhấn mạnh quan điểm hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.
Thủ tướng cũng khẳng định, không vì khó khăn mà chúng ta bi quan, hoang mang, lo sợ. Tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, lấy khó khăn, thách thức làm động lực vươn lên, khẳng định mình, đưa đất nước phát triển và lấy khó khăn để thực hiện sự thay đổi, như chuyển đổi số.
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng tại Hội nghị G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ba đề xuất để giảm phát thải ròng.
Các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, mục phát triển kinh tế - xã hội do MTTQ Việt Nam huyện Quốc Oai phát động đã đạt được hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tối 17/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại nước này.
Huyện Ân Thi (Hưng Yên) vừa tổ chức hội nghị công bố về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 1248 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng lập Ban chỉ đạo tổng kết nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do Thủ tướng làm trưởng ban.
Tại COP 29, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Chiều ngày 23/11/2024, Hội sinh viên Khóa K26 Trường Đại học Luật Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 mái ấm cho bà con chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
UBND TP Hà Nội vừa thông qua quyết định đầu tư 460 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 30 km đê tả Bùi và đê hữu Đáy tại huyện Chương Mỹ, nơi thường xuyên ngập lụt
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.