Chủ nhật, 24/11/2024 08:40 (GMT+7)
Thứ ba, 18/08/2020 09:00 (GMT+7)

Dòng chảy trên lưu vực sông Mê Kông bắt đầu tăng

Theo dõi KTMT trên

Đầu tháng 8/2020, lượng mưa trên hạ lưu vực sông Mê Kông đã tăng hơn so với tháng 7/2020 nhưng vẫn ở mức thấp, đạt khoảng 60% so với trung bình nhiều năm (TBNN). Các vùng Bắc Lào lượng mưa lớn hơn trung bình hạ lưu vực Mê Kông, đạt khoảng 70%.

Tổng lượng dòng chảy đầu tháng 8/2020 tăng nhẹ

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, do mưa vẫn tiếp tục ít, nên chế độ dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông đầu tháng 8/2020 vẫn ở mức khá thấp. Theo số liệu quan trắc tại trạm Chiềng Sẻn, mực nước nửa đầu tháng 8/2020 ở mức rất thấp đã tăng dần gần tới mức TBNN vào ngày 15/8; và cao hơn mực nước cùng kỳ năm 2019.

Dòng chảy trên lưu vực sông Mê Kông bắt đầu tăng - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Tương ứng, dòng chảy tại trạm Chiềng Sẻn đầu tháng 8/2020 đã tăng dần do có mưa vùng Bắc Lào từ mức năm 2019 lên tới khoảng 70% TBNN. Tổng lượng dòng chảy đầu tháng 8/2020 đạt khoảng 60% so với TBNN và lớn hơn so với cùng kỳ năm 2019 khoảng 38%.

Đối với dòng chảy tại Kra-chê, do mưa ít, nên mực nước tại các trạm trên dòng chính sông Mê Kông vẫn ở mức khá thấp. Theo số liệu quan trắc tại trạm Kra-chê (Campuchia), mực nước đầu tháng 8/2020 vẫn ở mức rất thấp và tăng dần lên mực nước cùng kỳ của năm 2019; thấp hơn TBNN khoảng 3,2 m và cách mức nước lũ cấp 1 khoảng 7 m.

Tương ứng, tổng lượng dòng chảy đầu tháng 8/2020 đạt khoảng 42% so với TBNN và 90% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với xu thế mực nước ở thượng lưu, mực nước lớn nhất đầu tháng 8/2020 tại trạm Tân Châu duy trì ở mức thấp hơn TBNN khoảng 1,1 m, thấp hơn mực nước lớn nhất cùng kỳ năm 2019 khoảng 0,2 m và thấp hơn mức lũ cấp 1 khoảng 2,2m.

Do trên hạ lưu vực sông Mê Kông mưa ít nên tổng lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc đầu tháng 8/2020 chỉ đạt khoảng 38% của TBNN. Diễn biến dòng chảy qua hai trạm này hầu như không tăng, thậm chí thấp hơn dòng chảy cùng kỳ năm 2019.

Dự báo, cuối tháng 8/2020 dòng chảy tới ĐBSCL bắt đầu tăng

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam nhận định, dựa trên các thông tin dự báo, mưa trên Lưu vực sông Mê Kông nửa sau tháng 8 sẽ ở mức thấp hơn TBNN. Tuy nhiên lượng mưa này vẫn làm cho dòng chảy tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc dự báo bắt đầu tăng khá mạnh từ mức 5.000 m3/s lên hơn 15.000 m3/s. Tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này trong nửa sau tháng 8/2020 được dự báo sẽ ở mức khoảng 70% TBNN và cao hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 10%.

Dự báo mực nước lớn nhất tại trạm Tân Châu cuối tháng 8/2020 sẽ đạt khoảng 2,3 m, thấp hơn giá trị TBNN cùng kỳ khoảng 0,3 m và cao hơn giá trị cùng kỳ năm 2019 là 0,1 m. Mực nước lớn nhất này vẫn thấp hơn mức lũ cấp 1 khoảng 1,2 m.

Thúy Hằng

Bạn đang đọc bài viết Dòng chảy trên lưu vực sông Mê Kông bắt đầu tăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới