Chủ nhật, 24/11/2024 07:25 (GMT+7)
Thứ sáu, 16/06/2023 17:20 (GMT+7)

Rác thải nông nghiệp hoá thời trang

Theo dõi KTMT trên

Ngày 15/6 vừa qua tại TP. HCM, thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng đã cho ra mắt bộ túi đeo chéo làm từ bạt nông nghiệp và bạt mái hiên tái chế.

Khởi xướng từ đề xuất của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ trong khuôn khổ dự án 3RproMar, Dòng Dòng đã kết nối cùng các trang trại tôm tại khu vực miền Tây để biến bạt lót ao tôm cũ thành những chiếc túi đẹp mắt và bền vững.

Rác thải nông nghiệp hoá thời trang - Ảnh 1
Những sản phẩm của thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng được làm từ bạt nông nghiệp và bạt mái hiên tái chế.

Bạt lót ao tôm sau khi sử dụng một vài năm sẽ cần được thay mới. Một lượng lớn bạt cũ này bị đốt bỏ, hoặc đôi khi tái sử dụng để lót ao cá, phơi lúa v.v. với dòng đời ngắn, ít giá trị. Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, Dòng Dòng đã thu gom, xử lý, vệ sinh và may thành những chiếc túi đeo chéo chống mưa, chống sốc và thân thiện với môi trường.

Sự kiện ra mắt sản phẩm đã được tổ chức vào tối ngày 15/6 tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM. Sự kiện đã diễn ra các hoạt động tương tác bao gồm cả việc hoạ sĩ vẽ trực tiếp lên mô hình túi khổng lồ cùng với ẩm thực và âm nhạc đến từ Sóc Trăng, nơi bạt tôm cũ đang được thu gom chủ yếu.

Tổ chức GIZ cũng đã góp mặt tại sự kiện với quầy thông tin về nâng cao nhận thức và giới thiệu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực đồng bằng sông Mekong. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, GIZ hỗ trợ Chính phủ CHLB Đức nhằm đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững.

Rác thải nông nghiệp hoá thời trang - Ảnh 2
Nhân viên của Dòng Dòng giới thiệu về sản phẩm được làm từ bạt mái hiên tái chế cho khách tham quan.

Bà Trần Kiều Anh, nhà sáng lập và CEO của Dòng Dòng cho biết: “Việt Nam là nước có ngành thuỷ sản phát triển, nhưng rác thải từ việc nuôi trồng này có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Ở những vùng trọng điểm như Sóc Trăng và Bạc Liêu, trung bình mỗi chu kỳ các trại tôm sẽ thải ra hàng tấn bạt cũ. Phần lớn các trại tôm có quy mô vừa và nhỏ không có cơ hội tiếp cận được các giải pháp xử lý rác thải trên diện rộng.

Chỉ một lượng nhỏ được sử dụng lại, hầu hết lượng bạt ra này sẽ bị đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Vậy nên Dòng Dòng rất vui mừng khi GIZ giúp chúng tôi kết nối với các trại tôm và tạo cơ hội tận dụng nguồn bạt cũ này để làm nên những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa.”

Theo bà Franziska Sophie Kohler, Team Leader Vietnam của GIZ: “Chăn nuôi tôm hiện là ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Đây là lĩnh vực có sự tăng trưởng liên tục, ngày càng áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác, dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn các sản phẩm làm từ nhựa trong tất cả các khâu thuộc chuỗi giá trị nuôi tôm. Do chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải thích hợp, các sản phẩm nhựa dùng một lần dùng trong vận chuyển, thức ăn gia súc, thùng chứa hoá chất nông nghiệp và bạt lót ao hồ đang trở thành tác nhân gây ô nhiễm và xả thải ra đại dương khi đã hết vòng đời.

Rác thải nông nghiệp hoá thời trang - Ảnh 3
Bà Franziska Sophie Kohler, Team Leader Vietnam của GIZ chia sẻ tại lễ ra mắt.

Mô hình kinh doanh của Dòng Dòng tái chế bạt lót ao hồ đã biến thứ được xem như rác thải thành những sản phẩm có giá trị bằng sự kết hợp của thiết kế, sáng tạo và thời trang! Phần lớn nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang đi theo mô hình tuyến tính, nhưng ngày càng có nhiều hơn những ý tưởng sáng tạo trẻ đầy tiềm năng để tạo sự thúc đẩy cho một nền kinh tế tuần hoàn, cho dù phía trước còn nhiều trở ngại.”

Sau sự kiện ra mắt, Dòng Dòng sẽ tiếp tục triển lãm sản phẩm tại Nam Thi House trong một tuần từ ngày 15 đến 23 tháng 6.

Được thành lập vào 2019, Dòng Dòng tận dụng những tấm bạt cũ để may thành các sản phẩmbền vững như balo, túi tote, ví, và các phụ kiện khác.

Với nguồn chất thải bạt ở TP.HCM vàkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng tạo ra những chiếctúi độc đáo từ bạt xe tải, bạt mái hiên cũ và bạt nông nghiệp đã qua sử dụng.

Để biết thêmthông tin, xin truy cập: www.dongdongsaigon.com

PV

Bạn đang đọc bài viết Rác thải nông nghiệp hoá thời trang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
Mới đây, 2 trang trại lớn của Mavin đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Mavin trong việc xây dựng một hệ thống chăn nuôi hiện đại, bền vững và tiêu chuẩn quốc tế.

Tin mới