Chủ nhật, 24/11/2024 05:21 (GMT+7)
Thứ năm, 20/04/2023 07:30 (GMT+7)

Đồng Nai: Rà soát và loại bỏ dự án khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, hết thời hạn

Theo dõi KTMT trên

Với mục tiêu tiến đến hình thành ngành khai thác khoáng sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, Đồng Nai tiếp tục triển khai các quy định, kế hoạch, lập quy hoạch liên quan đến quản lý và khai thác khoáng sản, rà soát và loại bỏ dự án khai thác gây ô nhiễm.

Theo báo cáo của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam cho thấy, Đồng Nai có trữ lượng khoáng sản lớn ở Đông Nam Bộ. Trong đó, nhiều nhất là đá xây dựng với khoảng 2.946 triệu m3.

Hiện nay, tại tỉnh Đồng Nai có 32 giấy phép khai thác đá xây dựng với trữ lượng hơn 384 triệu m3. Tính đến cuối năm 2022, tỉnh đã khai thác khoảng 90 triệu m3, tương đương khoảng 23% trữ lượng được cấp phép. Phần còn lại, các chủ mỏ đang khai thác theo công suất được cấp phép hàng năm.

Trong đó có 2 cụm mỏ tập trung Phước Tân - Tam Phước (TP Biên Hòa) và Thiện Tân (H Vĩnh Cửu) và việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản tại các vị trí này đều được tuân thủ đúng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và quy hoạch khai thác khoáng sản của tỉnh.

Đồng Nai: Rà soát và loại bỏ dự án khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, hết thời hạn - Ảnh 1
Cụm mỏ đá Phước Tân - Tam Phước có diện tích gần 400ha đang có dấu hiệu tác động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với khu vực xung quanh.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản đều tuân thủ đóng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên và phí môi trường. Đặc biệt, hoạt động khai thác khoáng sản tại Đồng Nai đã và đang đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, TP. HCM và một số tỉnh miền Tây Nam bộ, đồng thời góp phần bình ổn giá vật liệu xây dựng ở khu vực.

Để tránh tình trạng thiếu hụt vậy liệu xây dựng, san lấp ở một số nơi như hiện nay, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cho rằng, 10-20 năm tới, tỉnh còn rất nhiều công trình xây dựng cần đến đá. Quy hoạch, cấp phép khai thác khoáng sản phải phù hợp với nhu cầu phát triển từng giai đoạn. Điểm khai thác khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, sử dụng đất. Tính toán các mỏ dự trữ nguồn vật liệu cho tương lai, nếu không sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt như cát, vật liệu san lấp hiện nay.

Hiện nay, Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã hết hiệu lực. Trong kế hoạch ban hành năm 2022, UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến giữa năm 2023 hoàn thành lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản theo Luật Quy hoạch. Năm 2025, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản. Từng bước hình thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai các quy định, kế hoạch liên quan đến quản lý và khai thác khoáng sản; lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn tỉnh Đồng Nai. Các địa phương rà soát dự án đã hết thời hạn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không còn phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đề xuất loại bỏ, đồng thời nghiên cứu, đề xuất khu vực khai thác khoáng sản để đưa vào quy hoạch giai đoạn tới.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Rà soát và loại bỏ dự án khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, hết thời hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới