Đi xuống ở 4 trong 5 phiên giao dịch của tuần này, giá dầu WTI đã để tuột mốc 40 USD/thùng và cả hai loại dầu chủ chốt đều chứng kiến mức sụt giảm mạnh xấp xỉ 7% trong cả tuần.
Một loạt số liệu mới nhất của nền kinh tế Mỹ đã cung cấp một "bức tranh hỗn độn," qua đó không giúp thúc đẩy niềm tin của giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu thế giới đi xuống trong phiên 28/8, khi cơn bão Laura đi qua trung tâm ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ở Louisiana và Texas mà không gây ra bất kỳ thiệt hại diện rộng nào và các công ty bắt đầu khởi động lại hoạt động. Tuy nhiên tính chung cả tuần, cả dầu Brent lẫn WTI vẫn tăng giá.
Theo quyết định của Liên Bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng E5 RON92 và dầu mazút giữ ổn định, giá dầu diesel giảm 240 đồng/lít, dầu hỏa giảm 82 đồng/lít, giá xăng RON95 tăng 192 đồng/lít so với giá hiện hành.
Yếu tố chủ đạo chi phối thị trường tuần này tiếp tục là diễn biến dịch Covid-19, được cho là có mối liên hệ mật thiết đến sự phục hồi trong nhu cầu năng lượng.
Mặc dù việc niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX đã được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra cuối tháng 5, song Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR) đang phải “gồng lỗ” tới 2.348 tỉ trong quý I năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 và giá dầu thế giới giảm mạnh.
Trong quý 1, các doanh nghiệp xăng dầu bị thiệt hại nặng khi giá dầu giảm sâu 60% so với cuối 2019, lại thêm dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã báo thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết việc giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm là những nguyên nhân chính tác động đến CPI.
Giá dầu tại Mỹ dẫn đầu sự sụt giảm trong các hợp đồng kỳ hạn với mức giảm hơn 4 USD/thùng do lo ngại các kho dự trữ tại thành phố Cushing, bang Oklahoma có thể sớm đạt sức chứa tối đa.
Theo báo cáo vừa công bố của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Quốc hội Iran, doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của nước này trong năm nay dự kiến sẽ giảm ít nhất 30% so với năm trước.
Bắc Cực sẽ hoàn toàn không có băng vào mùa hè trước năm 2050, Trung Quốc có ổ dịch mới ở Cáp Nhĩ Tân, kinh tế Liên minh Châu Âu sẽ giảm đến 10% do dịch Covid-19.
Giá dầu thô đã giảm do những tác động từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra đối với các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 'lịch sử" OPEC+ vừa đạt được cùng ngày nhằm ngăn chặn giá dầu tiếp tục giảm mạnh.
Một cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và các nước ngoài OPEC nhằm giành giật thị phần năng lượng có thể xảy ra ngay cả khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Ngân hàng đầu tư UBS AG của Thuỵ Sỹ ngày 18/1 cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, trong đó có Nga và một số nước khác dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ từ cuối tháng 3 tới cho đến hết năm 2020.
Theo dự đoán của hầu hết các chuyên gia, giá dầu Brent sẽ sụt giảm và gặp khó khăn để tìm cách vượt qua mức giá trung bình 63 USD/thùng của tháng 11/2019.
Khép lại phiên 11/11, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 33 xu Mỹ xuống 62,18 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm 38 xu Mỹ và được giao dịch ở mức 56,86 USD/thùng.