Giá vàng hôm nay 26/4, Bảng giá vàng 9999 Giá vàng SJC PNJ 18K 24K
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 26/4 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 26/4 bao nhiêu một lượng?
Giá vàng thế giới hôm nay 25/4
Ghi nhận vào lúc 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới rạng sáng 26/4 có xu hướng giảm với giá vàng giao ngay niêm yết tại Kitco ở mức 1.900 USD/ ounce, tăng 2,79 USD tương đương 0.14% so với mức chốt phiên giao dịch trước.
Trong phiên giao dịch rạng sáng 26/4 (giờ Việt Nam), đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, khiến cho vàng, vốn là kim loại quý được định giá bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Triển vọng thắt chặt chính sách của Fed nhanh hơn tiếp tục hỗ trợ đồng USD và lợi tức Kho bạc Mỹ, đồng thời giảm nhu cầu đối với vàng thỏi.
Tuần trước, vàng không thể bật trở lại mức 2.000 USD/ounce như dự đoán của giới chuyên gia do áp lực lợi suất trái phiếu liên tục tăng và đồng USD mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tiết lộ về lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Giá vàng thế giới đã mất đi gần 70 USD so với mức đỉnh đạt được vào đầu tuần.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell xác nhận rằng, ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và khả năng thực hiện vào cuộc họp tháng tới. Ông cho rằng, việc kiềm chế lạm phát là “hoàn toàn cần thiết” và Fed có thể sẽ nâng lãi suất thêm 0,5% diễn ra vào tháng 5, gấp đôi so với mức tăng tiêu chuẩn 0,25%.
Lợi tức trái phiếu Kho bạc được điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ chuyển sang dương lần đầu tiên trong hai năm vào ngày 20/4, trong khi USD đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 7/2020. Vàng thỏi trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể nâng lãi suất chính sách lên trên 0 trước cuối năm trừ khi nền kinh tế khu vực đồng euro chịu một cú sốc nghiêm trọng và thậm chí có thể phải triển khai chính sách hạn chế để kiểm soát giá cả tăng vọt.
Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn u ám khi sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch được làm nóng bởi chiến sự ở Ukraine và cuộc chiến chống lại Covid-19 của Trung Quốc.
Ngoài triển vọng tăng trưởng giảm sút của nền kinh tế Trung Quốc, việc đồng USD mạnh hơn cũng tạo áp lực lên thị trường kim loại quý. Trong những tuần gần đây, đồng bạc xanh liên tiếp chạm mốc mới do những đồn đoán liên quan đến việc nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp tháng 5. Nếu Fed thực sự tiến hành tăng lãi suất như dự kiến sẽ có thể có thể đẩy lợi suất trái phiếu và đồng USD tăng cao hơn nữa, khiến giá vàng chịu thêm sức ép trong ngắn hạn.
Giá vàng trong nước hôm nay 26/4
Phiên sáng nay, tại thời điểm khảo sát, giá vàng SJC được điều chỉnh trái chiều trong khoảng 50.000 - 250.000 đồng/lượng giữa các hệ thống cửa hàng.
Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý SJC giao dịch mức 69,55 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,27 triệu đồng/ lượng bán ra.
Giá vàng Phú Quý SJC đã giảm 200.000 đồng ở chiều mua và 150.000 đồng ở chiều bán lên lần lượt 69,50 triệu đồng/ lượng và 70,15 triệu đồng/ lượng.
Tập đoàn DOJI, giá vàng miếng SJC giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra. Giá vàng được niêm yết lần lượt 69,40 triệu đồng/ lượng và 70,20 triệu đồng/ lượng ở 2 chiều mua vào - bán ra.
Tại hệ thống Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào còn chiều bán ra giảm 100.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC được niêm yết ở mức 69,52 - 70,18 triệu đồng/ lượng mua vào - bán ra. Trong khi đó, thương hiệu Vàng Rồng Thăng Long niêm yết giá ở mức 55,46 - 56,11 triệu đồng/ lượng mua vào - bán ra.