Chủ nhật, 24/11/2024 05:07 (GMT+7)
Thứ ba, 11/06/2024 13:47 (GMT+7)

Hà Giang: 63 điểm mỏ khoáng sản sẽ được tổ chức đấu giá quyền khai thác

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 678 phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo Quyết định số 678, tỉnh Hà Giang có 63 điểm mỏ trên địa bàn 11 huyện, thành phố gồm: Đá vôi 26 điểm mỏ; cát, sỏi 34 điểm mỏ; đất sét 2 điểm mỏ và cát kết 1 mỏ sẽ được tổ chức đấu giá quyền khai thác.

Mục đích của việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản để làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đồng thời nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn, đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức được giao nhiệm vụ liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Minh bạch, công khai, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá. Thời gian thực hiện: Tổ chức đấu giá trong năm 2024 và chia thành 3 đợt. Nếu trong năm 2024 chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trong Kế hoạch này thì khu vực mỏ còn lại sẽ được chuyển sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong các năm tiếp theo...

Hà Giang: 63 điểm mỏ khoáng sản sẽ được tổ chức đấu giá quyền khai thác - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Hà Giang).

Hà Giang là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản hết sức đa dạng và phong  phú cả về kim loại và phi kim loại. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều loại khoáng sản có kinh tế cao là sắt, chì, kẽm, mangan, antimon,....

Theo Quyết định số 1887/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang về phê duyệt Phương án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Hà Giang đã xác định được 215 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản với 28 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó 4 loại khoáng sản trọng điểm là: Quặng sắt (21 mỏ, điểm mỏ); quặng chì, kẽm (16 mỏ, điểm mỏ); quặng Mangan (27 mỏ, điểm mỏ) và quặng Antimon. 

Kết quả đánh giá, thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho thấy có nhiều mỏ có trữ lượng hàng triệu tấn, chất lượng cao như mỏ Antimon Mậu Duệ (huyện Yên Minh) có trữ lượng 330.000 tấn, mỏ sắt Sàng Thần (huyện Bắc Mê) trữ lượng 31,86 triệu tấn, mỏ quặng sắt Tùng Bá trữ lượng 22,0 triệu tấn, mỏ chì - kẽm Na Sơn (huyện Vị Xuyên) trữ lượng 1,6 triệu tấn, mỏ chì - kẽm Tà Pan (huyện Bắc Mê) trữ lượng 1,2 triệu tấn; dải quặng Mangan: Đồng Tâm, Trung Thành, Ngọc Linh, Ngọc Minh có tổng trữ lượng tài nguyên hơn 5,0 triệu tấn và nhiều khoáng sản quý hiếm khác như thiếc, Vonfram, vàng sa khoáng, nguyên liệu dùng cho công nghệ gốm sứ cao cấp như Kaolin, Felspat...

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Hà Giang: 63 điểm mỏ khoáng sản sẽ được tổ chức đấu giá quyền khai thác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới