Hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay đến sớm đã phá vỡ những quy tắc thông thường của các mùa vụ, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hàng trăm ngàn hộ dân vừa thiệt hại về sản xuất, vừa phải chịu cảnh thiếu trầm trọng nước ngọt sinh hoạt.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Quyết định 1031/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn với mức rủi ro thiên tai cấp độ 2 - mức độ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Tình trạng hạn, mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay diễn ra sớm và nghiêm trọng hơn năm 2016 (một trong những năm hạn mặn lịch sử), ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chỉ riêng ở Bến Tre có hơn 3.000 ha ao nuôi tôm càng xanh xen canh, quảng canh và gần 1.500 ha ao nuôi cá tra, trê, mè đang bị ảnh hưởng...
Giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô gay gắt này đã làm hầu hết kênh mương ở U Minh Thượng khô cạn nước, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Hiện nguồn nước trên các sông tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. 44/55 tỉnh có xã thiếu nước hoặc có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Thiên tai, dịch họa đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước, tác động tới mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là tới tầng lớp lao động phổ thông, lao động phi chính thức.
Dù hiện nay, các nhà khoa học đã lai tạo được giống lúa chịu mặn, nhưng chỉ sản xuất ở diện tích rất nhỏ, nên để mưu sinh, chính người nông dân đã chủ động chuyển đổi sản xuất.
Mặc dù xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Trên một số sông, khả năng xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến đầu tháng Năm.
Giữa buổi trưa 26/3, chúng tôi cõng cái nắng gay gắt như thiêu đốt để đến vùng khó khăn nhất do bị xâm nhập mặn của tỉnh Sóc Trăng. Cảm thông với nỗi vất vả của người dân nơi đây, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển phối hợp Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS-VSMTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức đợt cấp nước sạch đến người dân các ấp thuộc xã Thạnh Thới An, huyện ven biển Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng.
Cùng với việc cải tiến hệ thống thủy lợi khôi phục không gian trữ nước ở vùng đầu nguồn ngập lũ phù sa, còn phải khắc phục những bất cập, khôi phục không gian trữ nước ngọt, đồng thời điều nước trên cơ sở tôn trọng quy luật chuyển động của nước tại vùng giao thoa ven biển để chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp hệ sinh thái, phát triển vững.
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, trong những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị và mạnh thường quân xa gần đã chia sẻ nguồn nước ngọt để cứu khát cho bà con vùng hạn, mặn miền Tây.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 22/3-5/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ (từ ngày 22-26/3), sau đó giảm dần.