Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã chính thức bước vào mùa mưa, kết thúc thiên tai do xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nên trong mùa khô năm 2019-2020 khu vực Hạ lưu vực sông Mê Công (gồm lãnh thổ của Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) có rất ít mưa, với tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam giảm tới 65%. Vì vậy, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh.
Mùa khô 2020 thiên tai hạn mặn khốc liệt trên diện rộng toàn tỉnh Tiền Giang, đã làm thiệt hại 5.343ha vườn trồng cây ăn quả, trong đó có gần 4.500ha vườn sầu riêng chuyên canh.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể.
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trong 4 tháng đầu năm 2020. Báo cáo đã đưa ra những số liệu đáng chú ý về thiệt hại do thiên tai, hạn mặn gây ra trong tháng 4/2020.
Năm 2020 hạn, mặn liên tục tấn công Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Tiến Hùng (ảnh) - nguyên Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, người đã gắn bó với công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước ngầm khu vực ĐBSCL những ngày đầu giải phóng.
Đồng ruộng nứt nẻ, kênh rạch cạn trơ đáy, cây cỏ chết khô… là tình cảnh thê thảm của hàng vạn người dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông trời phụ lòng người, nhưng trong mùa hạn mặn vẫn có những tấm lòng hào hiệp đã chia sẻ nguồn nước ngọt quý giá, giúp người nông dân vượt qua khó khăn.
Đến nay, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa này và năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha; sản lượng ước đạt trên 11 triệu tấn, giảm 261.000 tấn so với vụ Đông Xuân 2018-2019.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do đợt hạn mặn gay gắt nhất trong lịch sử. 5/13 tỉnh trong vùng gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó. Theo các chuyên gia, thay vì chống lại tự nhiên thì người dân phải thích ứng với hạn mặn khốc liệt. TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - Chuyên gia về tài nguyên nước vừa có cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường.
Toàn bộ thượng nguồn sông Mekong năm nay ước tính thiếu 65% tổng lượng mưa, trong đó đoạn sông từ Trung Quốc tới Nam Lào bị giảm 50% lượng mưa so với các năm trước. Các chuyên gia nhận định, đây mới là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa khô khốc liệt và thời tiết cực đoan chưa từng thấy sẽ khiến cho nhiều địa phương bị thiếu nước trầm trọng.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn đang xảy ra trên diện rộng, nhất là khu vực miền trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT), cùng các cơ quan chức năng đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.