Đề xuất trên được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đưa ra tại buổi khảo sát các công trình chống hạn mặn tại địa phương của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu, ngày 12/3.
Từ nay đến 17/4, TP.HCM và Nam Bộ vẫn có mưa chuyển mùa nhưng giảm về lượng, nắng nóng tiếp tục duy trì. Đáng chú ý, xâm nhập mặn tăng từ nay đến 15/4.
Thời gian qua, lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc xuống hạ lưu liên tục giảm. Điều này đã và đang làm gia tăng hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là dịp Tết Tân Sửu 2021.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 vào chiều 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Đồng ruộng nứt nẻ, kênh rạch cạn trơ đáy, cây cỏ chết khô… là tình cảnh thê thảm của hàng vạn người dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông trời phụ lòng người, nhưng trong mùa hạn mặn vẫn có những tấm lòng hào hiệp đã chia sẻ nguồn nước ngọt quý giá, giúp người nông dân vượt qua khó khăn.
Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, sau ngày 16/3 đến ngày 6/4, mặn ở ĐBSCL sẽ giảm dần. Phạm vi cách biển từ 35-45 km trở vào ở cửa sông Cửu Long có khả năng xuất hiện nước ngọt khi triều thấp.