Chủ nhật, 24/11/2024 07:59 (GMT+7)
Thứ năm, 28/01/2021 06:15 (GMT+7)

Hạn mặn sẽ diễn ra gay gắt trong năm 2021

Theo dõi KTMT trên

Mùa khô năm 2020-2021, xâm nhập mặn ở mức gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, có thể tương đương năm 2015-2016, thậm chí năm 2019-2020.

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), Việt Nam có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm hiện nay khoảng 830 tỉ mét khối, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó có hai con sông lớn là sông Cửu Long với 90% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng với trên 50% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lũ năm 2020 thấp, tổng lượng dòng chảy về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong các tháng đầu mùa khô 2020 - 2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm, như vậy, mùa khô năm 2020-2021, xâm nhập mặn ở mức gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, có thể tương đương năm 2015-2016, thậm chí năm 2019-2020.

Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, nguồn nước về ĐBSCL có 95% tổng lượng từ thượng lưu sông Mê Kông, chỉ có 5% từ nội sinh trong nước, trong thời kỳ mùa khô, nguồn nước ở ĐBSCL phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Kông.

Do đó, các địa phương ở vùng ĐBSCL cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn, triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn nước, hạn chế thấp nhất thiệt hại và cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Dự báo của cơ quan phòng chống thiên tai cũng cho biết, biến đổi khí hậu với thời tiết cực đoan tạo ra những biến đổi khó lường gây ra tình trạng hạn hán kéo dài ở một số tỉnh, như Ninh Thuận, Bình Thuận; nước biển dâng, thiếu nước đầu nguồn làm gia tăng tình trạng xâm ngập mặn ở nhiều tỉnh, nhất là Tây Nam Bộ gây thiệt hại lớn đến sản xuất, nhiều vùng nước ngọt sinh hoạt thiếu nghiêm trọng. Dự báo năm nay, tình trạng khí hậu khắc nghiệt có thể xảy ra.

Hạn mặn sẽ diễn ra gay gắt trong năm 2021 - Ảnh 1
Xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra khốc liệt trong mùa khô tới. (Ảnh minh họa: Internet)

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, hiện dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL suy giảm, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế gia tăng từ cuối tháng 1/2021.

"Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ 9-15/2, trùng vào thời kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu và thời kỳ từ 26/2-2/3); Trong tháng 3 (từ 12-16/3, từ 25-29/3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ 9-14/4, từ 24-28/4), sau giảm dần. Dự báo phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) sâu nhất mùa khô năm 2021 tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75km, trên các sông Vàm Cỏ từ 85-95 km; sông Cái lớn từ 45-52 km", ông Long nhận định.

Theo thông tin của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, từ ngày 5-24/1/2021, lưu lượng xả từ hồ chứa Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ du sẽ duy trì ở mức 1000m3/s, sau đó sẽ vận hành bình thường trở lại. Sang nửa cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2021, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công (tại trạm Kratie - Campuchia) về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 5-15%; từ tháng 3-5/2021, khả năng ở mức tương đương TBNN.

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL gia tăng và xâm nhập sâu tại các cửa sông chính từ nửa cuối tháng 1/2021. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ 10-15/2, từ 26/2-2/3), tháng 3 (từ 12-16/3, từ 25-29/3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ 9-14/4, từ 24-28/4), sau giảm dần. Phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) tại các cửa sông Cửu Long khoảng 55-75km, trên các sông Vàm Cỏ từ 80-95 km; sông Cái lớn từ 45-52 km.

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia khuyến nghị: “Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn nhiều biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn”.

Ngoài ra, từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2021, tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 3 đợt triều cường cao vào các ngày 13-16/1/2021, 1-3/3/2021; 30/3-1/4/2021. Trên Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ cần lưu ý sóng lớn khi có ảnh hưởng của KKL tăng cường và gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh trong tháng 1-2/2021. Tại các vùng biển phía Nam, từ tháng 6/2021 cần lưu ý sóng cao trong trường hợp có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Hạn mặn sẽ diễn ra gay gắt trong năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới