Thời gian tới là TP. Hà Nội sẽ nghiên cứu và đầu tư xây dựng đập tràn Xuân Quan nhằm cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi. Qua đó góp phần 'hồi sinh' dòng sông 2.000 năm tuổi.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã nhất trí thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điểm nhấn quan trọng của quy hoạch là sẽ làm ‘sống lại’ sông Nhuệ - Đáy cũng như sông Tô Lịch.
Tốc độ đô thị hóa chóng mặt, sự gia tăng dân số... đã và đang khiến Hà Nội phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, suy giảm hệ sinh thái.
Theo các chuyên gia, việc bổ cập nước sông Hồng "cứu" sông Tô Lịch chỉ giải quyết được phần ngọn, nếu không giải quyết được tận gốc đó là chặn nước thải ra sông Tô Lịch thì dòng sông này khó mà hồi sinh.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch, các đơn vị liên quan đang đề xuất TP.Hà Nội phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm).
Thành phố Hà Nội vừa giao các sở ban ngành nghiên cứu xây dựng hơn 10km cống ngầm ở dọc sông Tô Lịch với mục tiêu hồi sinh dòng sông "chết" vì nước thải ô nhiễm.
Từ ngày 3/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn liên tục khiến mực nước sông Tô Lịch dâng cao. Khu vực thí nghiệm “hồi sinh” sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản đôi lúc bị chìm nghỉm dưới làn nước.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), đơn vị sẽ kiến nghị lên thành phố Hà Nội để lùi ngày công bố kết quả thí điểm nhằm đảm bảo tính khách quan, lấy kết quả làm sạch sông Tô Lịch trong trạng thái ổn định.
Liên quan đến dự án "hồi sinh" sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản, nhiều chuyên gia môi trường đánh giá cao về giải pháp này. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch vẫn cần nhiều thời gian kiểm chứng, kết hợp thêm các giải pháp đồng bộ khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn làm sạch được sông Tô Lịch cần phải chặn nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hàng ngày đổ vào dòng sông này. Tuy nhiên, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, nước thải liên tục đổ vào vẫn làm sạch được dòng sông.