Chủ nhật, 24/11/2024 02:50 (GMT+7)
Thứ tư, 22/05/2024 17:35 (GMT+7)

Khí nhà kính gây ô nhiễm biển trầm trọng, các quốc gia xả thải nhiều phải chịu trách nhiệm

Theo dõi KTMT trên

Phán quyết mới đây của Tòa án Quốc tế về hàng hải đã đem lại lợi ích cho những quốc đảo nhỏ bé vốn thường xuyên bị đe dọa bảo mực nước biển tăng mà nguyên nhân chính là do khí nhà kính của con người.

Trong phiên tòa quốc tế về hàng hải ngày 21/5 vừa qua, tòa án đã tuyên bố khí nhà kính chính là nguyên nhân gây ô nhiễm biển. Tuyên bố này đã đem lại lợi thế cho các quốc đảo nhỏ đang bị đe dọa trước tình hình mực nước biển dâng do Trái đất ngày càng nóng lên. Nguyên nhân sâu sa của vấn nạn này vẫn là từ lượng khí nhà kính mà con người thải ra khí quyển.

Khí nhà kính gây ô nhiễm biển trầm trọng, các quốc gia xả thải nhiều phải chịu trách nhiệm - Ảnh 1
Khí nhà kính từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người đã làm ô nhiễm biển.
Khí nhà kính gây ô nhiễm biển trầm trọng, các quốc gia xả thải nhiều phải chịu trách nhiệm - Ảnh 2
Biển ô nhiễm bởi khí thải nhà kính.

Trong phán quyết đầu tiên, Tòa án Quốc tế cho biết, đại dương hấp thụ các loại khí nhà kính, trong đó phổ biến là khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt tự nhiên… Ngoài ra, các loại khí nhà kính khác làm nóng hành tinh cũng góp phần không nhỏ.

Phán quyết này giống như một lời cảnh tỉnh cho các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa để tạo ra bước ngoặt lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường biển và các quốc gia phụ thuộc. Các quốc đảo nhỏ vốn đã có nền kinh tế yếu, nay lại càng bị suy thoái trước sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Mong muốn được đặt ra đối với toàn cầu đó là cần vượt xa các yêu cầu của Thỏa thuận Paris 2015. Các quốc gia phải có nghĩa vụ pháp lý trong việc giám sát và giảm lượng khí thải, đồng thời đặt ra yêu cầu cụ thể về tác động của từng hạng mục đối với môi trường.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chung của toàn cầu về bảo vệ môi trường biển là con đường không hề bằng phẳng. Trong khi những quốc đảo nhỏ bé kêu gọi những quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất phải có trách nhiệm thì những “gã khổng lồ kinh tế” lại không chịu thừa nhận.

Đại dương hấp thu tới 93% lượng nhiệt thải ra từ khí nhà kính. Nhiệt độ nước biển tăng khiến nước giãn nở, từ đó khiến mực nước biển tăng cao. Ngoài ra, khí nhà kính cũng khiến băng tan. Băng tan cũng đóng góp một phần vào mực nước biển tăng.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Khí nhà kính gây ô nhiễm biển trầm trọng, các quốc gia xả thải nhiều phải chịu trách nhiệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới