Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres cảnh báo rằng những nước phát triển đang có nguy cơ “mất đi cơ hội quý giá” để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu khi không thúc đẩy một nền kinh tế xanh trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Theo một nghiên cứu mới, sự nóng lên toàn cầu và sự tàn phá môi trường của con người sẽ hủy hoại 90% môi trường sống của loài vượn lớn - họ hàng gần gũi nhất với loài người - ở Châu Phi trong những thập kỷ tới.
Theo một nghiên cứu mới của Liên Hợp Quốc, vốn đầu tư hàng năm cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên để giải quyết mối đe dọa về khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học và suy thoái đất sẽ phải tăng gấp ba lần vào năm 2030.
Theo báo cáo về đa dạng sinh học trên cạn tại Bắc Cực, được công bố bởi nhóm công tác Bảo tồn Động thực vật Bắc Cực (Caff) thuộc AC. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh tồn của các loài động vật.
Một nghiên cứu của Đại học Aalto ở Phần Lan được đăng trên tạp chí One Earth ngày 14/5 cho biết, một phần ba sản lượng lương thực toàn cầu sẽ gặp rủi ro vào cuối thế kỷ này nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại.
Mỹ sẽ tập hợp "các nền kinh tế lớn nhất thế giới" để thúc đẩy những nước này tăng cường nỗ lực trong vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là giảm lượng khí thải CO2.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã nêu bật 4 lĩnh vực ưu tiên của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết những nguy cơ mà cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra đối với nền an ninh và hòa bình.
64 nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết đưa động vật hoang dã và khí hậu vào trọng tâm của các kế hoạch phục hồi sau Covid-19. Thông báo này được đưa ra trước Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học vào ngày 30/9.
Mùa cháy rừng năm 2020 ở bang California (Mỹ) đang thiết lập nhiều kỷ lục buồn, không chỉ về diện tích rừng bị thiêu rụi (trên 12.000 km2) mà còn vì 6 trong 20 vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử California đều xảy ra trong năm nay.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,... Các nhà khoa học cảnh báo, con người sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả thảm khốc nếu không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này.
Một quan chức hàng đầu của nhóm ngân hàng trung ương, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ngày 14/5 cho biết sự phối hợp toàn cầu là cần thiết để chống lại mối đe dọa kép của cuộc khủng hoảng virus corona và biến đổi khí hậu.
Bang Bihar (Ấn Độ) vừa khởi động một siêu sự kiện, hình thành “hàng rào sống” với sự tham gia của ít nhất 4 triệu người nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra toàn cầu.
“Cuộc khủng hoảng khí hậu cũng như sự bất bình đẳng tăng cao liên tục và tình trạng mất an ninh lương thực, thiếu dinh dưỡng gia tăng đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở nhiều xã hội và gây bất bình”, LHQ cảnh báo mới đây trên ấn phẩm Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2020.
“Để giúp đảm bảo lương thực được tiêu thụ nhiều nhất không bị ảnh hưởng khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu, nông dân phải canh tác cây trồng có khả năng chống lại các “cú sốc” môi trường và các áp lực khác”, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) nhấn mạnh trong bản hướng dẫn bảo tồn mới được công bố mới đây.
Một nhóm trên 11.000 nhà khoa học của hơn 150 nước trên toàn thế giới đã cùng đưa ra tuyên bố khẩn về khí hậu, đồng thời cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu nhân loại không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này. Tuyên bố được đưa ra sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu ngày 4/11.
Vương quốc Anh ủng hộ quỹ của Ngân hàng Thế giới (WB) để giúp các nước nghèo tiến hành cải cách để có thêm kinh phí giải quyết khủng hoảng khí hậu, cải thiện bình đẳng giới và đảm bảo các quốc gia dễ bị tổn thương có thể trả nợ.