Cam kết chống suy thoái rừng theo quy định chống phá rừng EUDR của Ủy ban châu Âu sẽ áp dụng vào cuối năm 2024 sẽ hướng đến nền kinh tế carbon thấp tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp.
Theo nhà vận động chống biến đổi khí hậu, việc xây dựng kế hoạch quốc tế cụ thể nhằm loại bỏ carbon trong các ngành có lượng khí thải cao và giúp các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế carbon thấp.
Việt Nam đã có những cam kết tại COP26, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhằm xây dựng một nền kinh tế carbon thấp bằng chuyển đổi sang năng lượng sạch. Theo đó, Quy hoạch Điện VIII cần phải có điều chỉnh theo cam kết.
Tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh tiếp tục được các nước triển khai hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Sản xuất bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển tất yếu mà cả thế giới và Việt Nam đang hướng đến.
Kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp để tiếp tục vững tin đi trên con đường đến phát triển bền vững cùng kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp. Đồng thời là nền tảng tạo ra “chìa khóa vàng” giúp Việt Nam phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Với những cam kết tại COP26, Việt Nam cần phải chuẩn bị các nguồn lực sẵn sàng để tận dụng các cơ hội chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.