Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu. Năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu gần 10 tỉ USD.
Môi trường kinh doanh, chỉ số đổi mới sáng tạo được cải thiện qua từng năm. Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI).
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những quốc gia có tăng trưởng GDP cao hàng đầu thế giới, với quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng.
Dựa trên năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000, World Bank (WB) cho biết nhóm thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay như Ấn Độ, Việt Nam.
Bà Stallmeister khuyến nghị Việt Nam nên tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống khi sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng ở trong nước đang yếu dần đi.
Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.
9 trong 14 nền kinh tế của khu vực ASEAN+3 được dự báo tăng trưởng âm trong năm 2020; 5 nền kinh tế dự kiến tăng trưởng dương là Trung Quốc, Brunei, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp song xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn giữ nhịp tăng trưởng, qua đó đưa xuất siêu của cả nước sau 7 tháng lên con số 6,5 tỉ USD.
EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8 tới sẽ mang tới những tác động tích cực đối với các nhà xuất khẩu của Bỉ khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn đầy hứa hẹn, bất chấp đại dịch Covid-19.
Chuyên gia Teather dự báo đầu tư vào Việt Nam có thể tiếp tục tăng trong năm 2021 khi các nước nới lỏng hạn chế qua biên giới, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam.
Quá trình hồi phục kinh tế sẽ rất chậm do cung và cầu đều đứt gãy, vì vậy cần có các giải pháp đặc biệt mới có thể phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V.
Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng 4,1% trong năm 2020. Dù thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với ước tính hồi tháng Tư nhưng báo cáo cho biết đây là mức tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 với biện pháp thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4 đã khiến hầu hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế suy giảm, thậm chí rơi vào trạng thái đóng băng. Vượt lên trên tất cả, nền tảng vĩ mô tốt đã giúp kinh tế Việt Nam thoát tình trạng tăng trưởng âm, dù phải đối mặt rất nhiều khó khăn.