Chủ nhật, 24/11/2024 04:36 (GMT+7)
Thứ bảy, 17/08/2024 16:23 (GMT+7)

Kom Tum: Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng

Theo dõi KTMT trên

Với lợi thế điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc sắc và sản phẩm nông nghiệp nổi bật, tỉnh Kom Tum đang tích cực triển khai các giải pháp để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, trải nghiệm văn hóa và sinh thái.

Tỉnh Kom Tum trong giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, đã thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, nhiều mô hình du lịch trải nghiệm văn hóa và sinh thái dựa vào cộng đồng cùng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đã được hình thành và phát triển, thu hút đông đảo du khách.

Hiện tại, tỉnh có 14 khu và điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh, phân bổ ở thành phố Kon Tum và các huyện như Kon Plông, Đăk Hà, Ngọc Hồi và Sa Thầy. Bên cạnh đó, hơn 30 điểm du lịch nông thôn, văn hóa, cộng đồng khác đang được đầu tư xây dựng. Các làng văn hóa và nghề truyền thống cũng được rà soát để hỗ trợ bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông thôn.

Kom Tum: Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng - Ảnh 1
Tỉnh Kom Tum đang trong giai đoạn thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tại huyện Sa Thầy, địa phương đã đầu tư phát triển nhiều điểm du lịch nông thôn đặc trưng với các sản phẩm văn hóa vùng miền, như dịch vụ biểu diễn cồng chiêng và dân ca, hoạt động đánh bắt cá truyền thống và các tour trải nghiệm gắn với Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray. 

Thành phố Kon Tum cũng nổi bật với công tác quảng bá du lịch, tổ chức Ngày hội quảng bá du lịch, kết nối các sản phẩm nông nghiệp và văn hóa tại xã Ia Chim. Ngày hội đã thu hút đông đảo du khách và giới thiệu nhiều món ăn và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Các thôn như Plei Lay, Nghĩa An, Tân An và các hợp tác xã như Nông nghiệp thương mại dịch vụ - Du lịch Ia Chim cũng đã đóng góp tích cực vào việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Các huyện khác trong tỉnh cũng tích cực triển khai các mô hình du lịch. Huyện Ia H’Drai phát triển du lịch làng chài Sê San, huyện Tu Mơ Rông hình thành điểm du lịch cộng đồng gắn với vườn sâm Ngọc Linh, và các huyện Kon Rẫy, Đăk Tô, Đăk Glei khai thác du lịch sinh thái và các sản phẩm từ dược liệu.

Để đạt được các mục tiêu của Đề án, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và quản lý. Các nỗ lực bao gồm phát huy vai trò của người dân bản địa trong du lịch, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng nông thôn, đào tạo nhân lực du lịch và đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, tiềm năng du lịch nông thôn.

Kom Tum: Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng - Ảnh 2
Để đạt được các mục tiêu của Đề án, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và quản lý.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng du lịch cộng đồng, khảo sát các mô hình hiện tại và đề xuất giải pháp phù hợp. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025 có ít nhất 5 điểm du lịch nông thôn được công nhận, 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt chuẩn và 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng kỹ năng.

Qua các hoạt động này, tỉnh không chỉ phát huy được tiềm năng du lịch nông thôn mà còn tạo động lực cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch trong khu vực.

Hồng Gấm

Bạn đang đọc bài viết Kom Tum: Xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
Trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 3,81 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng tới 131,2%, vượt lên trên cả điện thoại các loại và linh kiện…

Tin mới