Chủ nhật, 24/11/2024 08:56 (GMT+7)
Thứ năm, 28/10/2021 08:15 (GMT+7)

Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường

Theo dõi KTMT trên

Một công ty khởi nghiệp Israel đang tạo ra một loại vải dệt có thể phân hủy sinh học, sử dụng ít nước hơn thông thường và không tạo ra chất thải ô nhiễm. Đây cũng là một bước tiến cho thấy, ngành công nghiệp thời trang đang thay đổi để bảo vệ môi trường.

Theo tính toán, ngành công nghiệp thời trang đang thải ra 10% lượng khí thải carbon toàn cầu, đi cùng với đó là rác thải lẫn ô nhiễm môi trường. Ở Mỹ, chỉ 15% hàng dệt may được tái chế, trong khi phần còn lại được đốt hoặc đưa đến bãi chôn lấp.

Đó cũng là lý do tại sao một công ty khởi nghiệp của Israel đang tạo ra một loại vải dệt có thể phân hủy sinh học, không độc hại và sử dụng năng lượng thấp: Vải dệt làm từ tảo. Renana Krebs, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Algaeing, cho biết tảo có thể được sử dụng để tạo ra sợi và thuốc nhuộm tự nhiên, sử dụng ít nước hơn các sản phẩm thông thường và không tạo ra chất thải và ô nhiễm .

Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 1
Tảo có thể giúp tạo ra thuốc nhuộm sinh học lẫn vải phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang.

Tảo, bao gồm rong biển, đã được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác bao gồm thực phẩm, dược phẩm và thậm chí cả nhiên liệu sinh học… và không loại trừ dệt may.

Làm việc trong ngành thời trang 15 năm, Krebs đã tận mắt chứng kiến ​​sự ô nhiễm và rác thải của ngành này. Sau khi nghỉ việc vào năm 2014, cô đã ra mắt Algaeing vào năm 2016.

Loại tảo này được cung cấp bởi một công ty khác của Israel, Algatech, được trồng trong nước biển trong các trang trại chạy bằng năng lượng mặt trời. Điều này có nghĩa là không giống như bông, nó không chiếm đất nông nghiệp và không thải ra khí carbon liên quan đến việc sử dụng phân bón.

Các nhà khoa học đã chuyển đổi tảo thành dạng lỏng, sau đó có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm hoặc biến thành sợi dệt khi kết hợp với cellulose theo công thức độc quyền của Algaeing.

Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 2
Công ty may mặc nam giới Vollebak đã tạo ra một chiếc áo phông có thể phân hủy sinh học có thể phân hủy được vào cuối thời gian sử dụng, được làm từ bột bạch đàn, sồi và tảo. (Ảnh minh họa)

Các công ty khác cũng đang nhìn thấy tiềm năng của tảo trong ngành dệt may. Thương hiệu quần áo nam Vollebak có một chiếc áo phông có thể phân hủy sinh học được làm từ bột bạch đàn và sồi, và tảo, có thể được chôn trong vườn và phân hủy thành "thức ăn cho giun" trong 12 tuần; Công ty khởi nghiệp khác là AlgiKnit cũng đang phát triển một loại sợi từ rong biển.

Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 3
Cũng lấy cảm hứng từ thiên nhiên, sản xuất vải ở Ý là Orange đã sử dụng sản phẩm phụ của các loại trái cây họ cam quýt để tạo ra một loại lụa thân thiện môi trường.
Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 4
Trong năm 2017, bằng cách sử dụng lô hàng đầu tiên của vải sợi Orange, thương hiệu thời trang Ý Salvatore Ferragamo tạo ra bộ sưu tập đầu tiên làm từ sợi cam quýt.
Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 5
Ít ai nghĩ rằng những tấm da "thuần chay" của tập đoàn thời trang Mylo lại được làm từ sợi nấm, sử dụng 100% năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Sản phẩm của Mylo đã giành được sự ủng hộ của các thương hiệu bao gồm Stella McCartney, Adidas, và Lululemon...
Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường - Ảnh 6
Được thành lập vào năm 2019, Công ty khởi nghiệpDesserto của Mexicođã sử dụng xương rồng để làm da cho túi xách, giày dép, quần áo và thậm chí cả đồ nội thất, những sản phẩm này đã được đưa vàobộ sưu tập Science Story đầu tay của H&M vào tháng 3 năm 2021. Công ty cũng tạo ra các vật liệu độc quyền cho ô tô, thông qua thương hiệu chị em Dessertex.

Thiết kế lại ngành công nghiệp thời trang

Theo ước tính của WWF, cần tới 2.700 lít nước ngọt để sản xuất bông cho một chiếc áo thun thông thường - tương đương với lượng nước uống của một người trong hai năm, Krebs cho biết. Nhưng với sợi của Algaeing sẽ giúp cắt giảm 80% lượng nước sử dụng.

Thông thường, những người làm việc trong ngành sản xuất dệt may thường tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm và kim loại nặng và bị ảnh hưởng sức khỏe, nhưng với thuốc nhuộm chiết xuất từ ​​tảo không độc hại và không gây dị ứng - đây cũng là một điểm cộng cho người tiêu dùng.

"Các công ty đang giải quyết 3 điểm trọng yếu chính của ngành công nghiệp thời trang: Sự phụ thuộc vào nước ngọt để trồng sợi; Việc sử dụng hóa chất, cả trong thuốc trừ sâu để trồng sợi và nhuộm vải; và thứ 3 là tiết kiệm sử dụng năng lượng".

Nguyên Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Làm vải từ tảo biển, ngành thời trang đang nỗ lực vì môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới