Theo Ủy ban châu Âu (EC), mục tiêu đến năm 2030, EU sẽ giảm ít nhất 55% số ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí. Đồng thời, EC sẽ sửa đổi các giới hạn ô nhiễm không khí của EU vào năm 2022 để phù hợp hơn với các khuyến nghị sắp tới của WHO.
Các nguyên liệu thô quan trọng trong nhiều đồ điện tử có thể được tái chế và tái sử dụng, giúp bảo vệ nguồn cung nguyên liệu cho các ngành công nghiệp tiêu dùng và quốc phòng của châu Âu.
Trong vòng 6 năm nữa, tức là đến năm 2027, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ thấp hơn so với xe sử dụng xăng, dầu truyền thống tại các nước châu Âu và đến năm 2035, xe điện có thể thống lĩnh thị trường xe hơi.
31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU, Chính phủ cùng các Bộ ngành đã thúc đẩy quan hệ song phương đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
“Các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đề xuất các mục tiêu quốc gia về mở rộng năng lượng tái tạo để cố gắng đảm bảo khối này đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải”, một quan chức cấp cao của EU cho biết.
Thị trường carbon ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam hình thành khi đã thiết lập hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Tín chỉ carbon và việc điều tiết của thị trường đó cần đảm bảo tính toàn vẹn môi trường và tính hiệu quả kinh tế.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu kêu gọi các nước EU cam kết triển khai cơ sở hạ tầng phù hợp với các điểm sạc và trạm hydro nếu muốn thực hiện mục tiêu giảm CO2.
Theo một phân tích mới được công bố ngày 11/3, Mỹ cần đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ 57 - 63% vào năm 2030 so với năm 2005 để hoàn thành mục tiêu “dài hơi” hơn của chính quyền Biden là đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050.
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 10/3 đã ủng hộ thiết lập thuế biên giới carbon để bảo vệ các doanh nghiệp EU trước việc hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn từ các quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn.
Các đại sứ của EU đã "bật đèn xanh" đối với một văn bản pháp lý cho phép thành lập Quỹ chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá 17,5 tỉ euro giúp các nước thu hẹp ngành than, than bùn và đá phiến dầu.
Liên minh châu Âu xem việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới là trọng tâm của chiến lược thương mại trong thập kỷ tới, cho rằng các quy tắc thương mại toàn cầu phải đảm bảo thân thiện với môi trường.
Xuất khẩu rác thải nhựa không phân loại sang các nước không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) là hoàn toàn bị cấm theo quy định mới.
Các quốc gia thành viên cần dành ít nhất 20% chi tiêu cho đầu tư và cải cách trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, mà Ủy ban hy vọng sẽ thúc đẩy việc làm và giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững.
Phát biểu trước các thành viên thuộc Hội đồng công dân về khí hậu, Tổng thống Macron cho biết cuộc trưng cầu ý dân sẽ đề xuất bổ sung một điều khoản về đa dạng sinh học, môi trường.
Chất lượng không khí trên toàn "Lục địa Già" đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, nhưng ô nhiễm vẫn là yếu tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ tử vong sớm tại đây.
Từ 2016-2018, sản lượng khai thác rừng hàng năm tại 26 nước châu Âu đã tăng gần 50% so với mức trung bình giai đoạn này, có thể đe dọa mục tiêu của EU về chống biến đổi khí hậu.
Tội phạm, bạo lực, nghèo đói, sức khỏe kém và ô nhiễm không khí đã giảm ở Liên minh châu Âu (EU) trong 5 năm qua, nhưng bất bình đẳng giới đã tồi tệ hơn và không có nhiều nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi bước vào sân chơi lớn này.