Chủ nhật, 24/11/2024 06:30 (GMT+7)
Thứ sáu, 09/09/2022 17:26 (GMT+7)

Mô hình xanh "biến rác thải thành tiền" từ các đoàn tàu đánh cá

Theo dõi KTMT trên

Các hoạt động thu gom rác thải nhựa trên biển không chỉ giúp giảm thiểu "ô nhiễm trắng" mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.

Ô nhiễm trắng

Ô nhiễm trắng là cụm từ chỉ tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.

Mô hình xanh "biến rác thải thành tiền" từ các đoàn tàu đánh cá - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 - 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới).

Đơn cử như TP.Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000-5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7-8% là rác thải nhựa, nilon.

Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ "ô nhiễm trắng" trầm trọng. 

Nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng "ô nhiễm trắng" từ đại dương, thời gian qua, nhiều hoạt động thu gom rác thải trên biển đã được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước.

Nổi bật là mô hình thí điểm "Đoàn tàu cá chống rác thải nhựa đại dương", "Quản lý rác thải nhựa cho tàu cá, cảng cá" hay "Thu gom rác thải từ biển vào bờ" để biến rác thải thành tiền... được triển khai tại nhiều địa phương.

Mô hình xanh "biến rác thải thành tiền" từ các đoàn tàu đánh cá - Ảnh 2
Rác thải nhựa được thu gom trong hành trình đánh bắt ngoài khơi của các tàu cá. (Ảnh: Sưu tầm)

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), đại dương đang phải đối mặt với tình trạng "ô nhiễm trắng" từ rác thải nhựa. Trong đó, rác thải có nguồn gốc từ hoạt động thủy sản được nhận định là chiếm ưu thế trong tổng số rác thải nhựa trên các bãi biển.

Qua thống kê từ "Chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa ở bờ biển Việt Nam giai đoạn 2019-2021" cho thấy các loại nhựa thủy sản như phao xốp, lưới nhỏ, dây thừng, phao nhựa, dây câu chiếm 47% về số lượng và 46% về khối lượng rác thải nhựa. Do đó, thu gom rác thải nhựa trên biển là yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, trong khuôn khổ Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam", Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp triển khai cùng WWF-Việt Nam, đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030.

Hiệu quả lớn từ mô hình thu gom rác thải nhựa trên biển Việt Nam

Tại xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam" cũng hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm thu gom rác thải từ biển vào bờ từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022. Mô hình được phối hợp triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và môi trường bền vững và Hội phụ nữ xã Bảo Ninh.

Ước tính trong thời gian thực hiện, 100 tàu cá tham gia đã thu gom được khoảng 22.500 chiếc lon, chai nhựa các loại và khoảng 150-160 kg túi nilon. Số lon, chai nhựa được các tổ, chi hội phụ nữ các thôn thu gom sau các chuyến tàu đi biển về bán phế liệu xây dựng quỹ tình thương hỗ trợ cho trẻ em, phụ nữ nghèo trong xã và xây dựng Quỹ "Triệu phần quà san sẻ yêu thương".

Còn tại Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), bắt đầu từ tháng 4/2022, hội đã phát động mô hình "Thu gom rác thải từ biển vào bờ và biến rác thành tiền", kêu gọi các tàu đánh bắt xa bờ thu gom lon, vỏ chai, bao ni lon qua sử dụng và mang vào bờ được nhiều ngư dân ủng hộ. Qua 3 đợt thu gom, phân loại, hội đã bán rác thải với tổng số tiền hơn 5 triệu đồng. Mô hình trên vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo công ăn việc làm cho hội viên, phụ nữ và gây quỹ tình thương giúp trẻ mồ côi, phụ nữ và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Theo Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý – Giám đốc Chương trình Giảm Nhựa của WWF-Việt Nam cho biết: "Từ các mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa trên các tàu cá về bờ ở cấp địa phương, chúng ta có thể thấy rõ đây là những hành động nhỏ nhưng mang lại nhiều ý nghĩa lớn. Hoạt động này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác nhựa các đại dương đang phải chống chịu, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp và ngư dân với môi trường, mà còn đem lại những lợi ích kinh tế-xã hội thiết thực biến rác thành tiền phục vụ cho các hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn, như mô hình tại xã Bảo Ninh. Tôi tin rằng đây sẽ là bài học kinh nghiệm với các kết quả tích cực cho các địa phương khác học tập, cũng như tìm thấy cơ hội áp dụng mô hình để thay đổi tại chính địa phương của mình".

Sự thành công từ các mô hình này mang tính khích lệ, động viên lớn để các đơn vị khác có thực hành phù hợp, từng bước nhỏ sẽ góp phần thay đổi bức tranh lớn, thay đổi hẳn hình ảnh của địa phương. Không chỉ Phú Quốc, Đà Nẵng, Đồng Hới mà các địa phương khác cũng mang được những ý tưởng này về ứng dụng với địa phương của mình, đưa địa phương trở thành nơi xanh, sạch, sáng, an toàn, là điểm đến thu hút khách du lịch.

Hành động nhỏ - ý nghĩa lớn

Từ các mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa trên các tàu cá về bờ ở cấp địa phương, chúng ta có thể thấy rõ đây là những hành động nhỏ nhưng mang lại nhiều ý nghĩa lớn. Hoạt động này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác nhựa các đại dương đang phải chống chịu, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp và ngư dân với môi trường, mà còn đem lại những lợi ích kinh tế-xã hội thiết thực biến rác thành tiền phục vụ cho các hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn.

Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên.

Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Đơn cử: chai nhựa phân hủy sau 450-1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100-500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…

Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái. Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước.

Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc dioxin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…

Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.

Quỳnh Đinh

Bạn đang đọc bài viết Mô hình xanh "biến rác thải thành tiền" từ các đoàn tàu đánh cá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới