Chủ nhật, 24/11/2024 10:01 (GMT+7)
Thứ bảy, 02/11/2019 15:30 (GMT+7)

Mưa, lũ lan rộng ra Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/11, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa tính đến chiều 1/11 ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 137 mm, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 113 mm, Ba Ðồn (Quảng Bình) 77 mm, Ðông Hà (Quảng Trị) 73 mm.

Mưa, lũ lan rộng ra Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên - Ảnh 1
Công nhân Tổng công ty Ðiện lực miền trung khắc phục sự cố hư hỏng đường dây do bão số 5 gây ra. Ảnh: ĐÌNH TĂNG

Chiều và đêm cùng ngày, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, riêng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 70-120 mm/24giờ, có nơi 150 mm/24giờ). Từ hôm nay (2/11), mưa tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ sẽ giảm. Tuy nhiên, từ ngày 3/11 trở đi, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/11, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị đã có mưa to, đến rất to, lượng mưa tính đến chiều 1/11 ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 137 mm, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 113 mm, Ba Ðồn (Quảng Bình) 77 mm, Ðông Hà (Quảng Trị) 73 mm. Chiều và đêm cùng ngày, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, riêng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 70-120 mm/24giờ, có nơi 150 mm/24giờ). Từ hôm nay (2/11), mưa tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ sẽ giảm. Tuy nhiên, từ ngày 3/11 trở đi, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chiều 1/11, lũ trên các sông từ phía nam Quảng Bình đến Quảng Nam, Quảng Ngãi đã đạt đỉnh và đang xuống. Cụ thể, mực nước sông Kiến Giang (Quảng Bình) tại Lệ Thủy 2,44 m, trên báo động (BÐ) 2 là 0,24 m. Sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) tại Trà Khúc ở mức BÐ1. Sông Vệ (Quảng Ngãi) tại Sông Vệ ở mức 3,11 m, dưới BÐ2 0,39 m. Theo dự báo, lũ trên các sông từ nam Quảng Bình đến Quảng Ngãi tiếp tục xuống. Mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh và phía bắc Quảng Bình sẽ lên; các sông từ nam Quảng Bình đến Quảng Ngãi có khả năng lên lại. Trong đợt lũ này mực nước đỉnh lũ trên các sông có khả năng lên mức BÐ1-BÐ2, có sông vượt BÐ2.

Sáng 1/11, Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức họp trực tuyến với ban chỉ huy PCTT các tỉnh miền trung nhằm triển khai các biện pháp ứng phó với hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả bão số 5. Tại cuộc họp, Tổng cục PCTT đề nghị các địa phương rà soát thiệt hại và có giải pháp ổn định đời sống nhân dân, đồng thời, đề xuất phương án hỗ trợ (về giống, cơ sở hạ tầng...) để Trung ương xem xét, hỗ trợ; bên cạnh đó, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 5. Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT đề nghị các địa phương cập nhật thông tin, hình ảnh các hồ chứa thủy điện hằng ngày để có phương án điều tiết phù hợp. Bộ phận trực ban tổng hợp, báo cáo đầy đủ, sát diễn biến tình hình của 11 lưu vực sông, trong đó chú ý các lưu vực sông được cảnh báo nguy hiểm.

Thống kê đến ngày 1/11, bão số 5 và hoàn lưu sau bão đã làm một người mất tích, 14 người bị thương, 2.114 nhà hư hỏng, 200 nhà bị ngập; ba tàu vận tải bị mắc cạn (Bình Ðịnh) trong đó hai tàu đã được lai kéo, một tàu đang tiếp tục lai kéo; 79 tàu, thuyền khai thác thủy sản bị hư hại. Mưa, bão đã gây sạt lở ở các địa phương các tỉnh: Phú Yên, Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa...

Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên bị sự cố và mất điện. Ðến ngày 1/11, tỉnh Phú Yên đã khắc phục được 85% sự cố. Tỉnh Bình Ðịnh đã khắc phục được hơn 60%. Tỉnh Quảng Ngãi khắc phục được 90%. Tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, tổng số có 35 điểm trường học bị hư hỏng cũng đang được chính quyền và ngành giáo dục huy động lực lượng khắc phục để ổn định việc dạy học.

Tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên), bão số 5 làm 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 100 ngôi nhà bị tốc mái, hơn 400 tấn muối bị nước lũ cuốn trôi và hơn 30 tàu, thuyền bị chìm. Thiệt hại nặng nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với hàng trăm héc-ta ao nuôi bị ngập, vật nuôi trôi ra ngoài, một số đối tượng nuôi khác như ốc hương bị ảnh hưởng nước ngọt nên chết với tỉ lệ cao. Riêng tôm hùm nuôi vẫn chưa thống kê được thiệt hại. Tổng thiệt hại khoảng 40 tỉ đồng.

Theo Ban Chỉ huy PCTT tỉnh Thừa Thiên Huế, do mực nước trong hồ thủy điện A Lưới gần đạt mực nước dâng bình thường, đơn vị vận hành điều tiết nước về hạ du của tỉnh Sê Kông (Lào) với lưu lượng 175 m3/ giây. Trước đó ba ngày, Ban Chỉ huy PCTT Thừa Thiên Huế đã thông báo cho phía bạn về việc điều tiết nước hồ A Lưới.

Sở Y tế tỉnh Phú Yên yêu cầu lực lượng cán bộ y tế phối hợp địa phương cùng nhân dân làm tốt công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão, khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão. Trước đó, Sở Y tế đã cấp lượng thuốc khử khuẩn cho các địa phương để khắc phục hậu quả bão, lũ.

Từ đêm 31/10 đến sáng 1/11, do ảnh hưởng cơn bão số 5, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có mưa vừa nhiều nơi, có nơi mưa rất to gây thiệt hại lớn ở nhiều nơi.Tại huyện Kon Plông đã có 23 nhà bị tốc mái và hư hỏng. Tại huyện Ðăk Glei, đã có 17 nhà bị hư hỏng và tốc mái, 3 kho lúa sạt lở và 2 ao cá bị vỡ.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, mưa kéo dài đã khiến các tuyến đường tại các huyện Ðăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông (Kon Tum)… bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Tính đến ngày 1/11, tuyến tỉnh lộ 673 và tỉnh 676 đã khắc phục tạm thời, xe lưu thông bình thường. Ở tuyến đường Ðăk Kôi - Ðăk Psi, nước đã rút, giao thông đi lại bình thường.

Ban Chỉ huy PCTT huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho biết, mưa lớn những ngày qua đã làm ngập úng, hư hại 54 ha rau màu và 8 lồng nuôi thủy sản của nông dân. Cầu phao dân sinh nối từ xã Xuân Thủy qua xã Mỹ Thủy bị cuốn trôi. Ngoài ra, mưa lớn làm 3.200 m đê, kè bị sạt lở, hư hỏng nặng. Một số tuyến đường trên địa bàn cũng bị xói lở, ngập nước khiến giao thông đi lại rất khó khăn.

Từ nay đến tháng 12/2019, trên các sông thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là thời kỳ lũ chính vụ, dòng chảy có xu thế tăng dần, có khả năng xuất hiện 3 đến 4 đợt lũ vừa; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt lũ nhỏ. Ðỉnh lũ năm 2019 trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BÐ2 - BÐ3.

Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, những tháng cuối năm 2019, mật độ bão trên khu vực Biển Ðông có xu hướng cao hơn trung bình. Dự báo từ nay đến cuối năm còn khoảng 3 đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Ðông, trong đó 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Bạn đang đọc bài viết Mưa, lũ lan rộng ra Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới