Chủ nhật, 24/11/2024 16:44 (GMT+7)
Thứ sáu, 07/06/2019 10:55 (GMT+7)

Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary

Theo dõi KTMT trên

Hằng năm cứ đến dịp cuối xuân, con sông Tisza (Hungary) lại xuất hiện một quang cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Hàng triệu con phù du bay lượn như những đám mây xà xuống mặt nước, khuấy động cả con sông yên tĩnh trông vô cùng thích thú. Sự kiện này chỉ xảy ra trong 3 đến 4 ngày và là khoảng thời gian tuyệt đẹp nhất trong năm trên con sông Tisza.

Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 1

Palingenia longicauda hay còn gọi là Tisa hoặc Tisza là một loài phù du cũng là tên của con sông, nơi người ta tìm thấy loài phù du lớn nhất châu Âu, có chiều dài trung bình 12cm từ đầu cho đến đuôi. Loài côn trùng này hầu như sống suốt 3 năm ở dưới lớp bùn đáy sông dưới dạng ấu trùng. Con đực sau khi tách khỏi ấu trùng sẽ chỉ có vài giờ để đi tìm và giao phối với con cái trước khi chúng chết. Để làm điều này, những con đực bay sát xuống mặt nước và thụ tinh với con cái. Sau khi giao phối, phù du cái sẽ bay lượn khắp mặt sông trong vài km đến thượng nguồn để thả trứng trôi theo dòng nước xuống hạ lưu.

Sau 45 ngày trứng sẽ nở và thành ấu trùng, chúng sẽ tự đào hang xuống bùn tạo thành một bãi dày đặc với 400 con trên mỗi foot vuông. Ấu trùng sẽ sống dưới đáy sông trong vòng 3 năm cho đến khi hóa thân thành phù du. Giai đoạn trưởng thành của chúng chỉ tồn tại trong 3 giờ với nhiệm vụ duy trì nòi giống trước khi chết.

Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 2
Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 3

Với thời gian hạn hẹp, hầu như các chàng phù du không có thời gian để tán tỉnh, việc thụ tinh gần như là cưỡng bức với có khi lên 20 con đực giao phối với một con cái duy nhất. Thậm chí, các con đực có thể chờ đợi đến lượt bằng cách đậu chờ trên người con cái.

Vào thời gian ấu trùng hóa thân thành loài phù du. Con sông trở thành một điểm tham quan tuyệt đẹp với hàng triệu con phù du nhảy múa trên mặt nước, không những thế, các con đường ven sông cũng tràn ngập những cánh phù du bay lượn. Hầu hết chúng đều chết sau khi giao phối. Vì thế vào cuối ngày, hàng hàng lớp lớp xác phù du phủ kín các con đường, đôi khi người ta phải sử dụng xe cào tuyết để dọn dẹp.

Theo quan điểm tiến hóa, việc đồng bộ thời gian hóa thân là cách duy trì nòi giống tốt nhất của loài phù du. Trong cùng một lúc và trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, với số lượng lớn chúng có thể dễ dàng tìm được đối tác để giao phối. Hơn nữa, việc này cũng giảm nguy cơ bị tiêu diệt sạch bởi dơi hay chim do số lượng cực lớn sản sinh đột ngột, gây bối rối cho kẻ thù của chúng.

Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 4
Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 5
Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary - Ảnh 6

Ngày nay, sông Tisza và các nhánh của nó là nơi duy nhất tồn tại loài phù du Palingenia longicauda. Nhưng cách đây một thế kỷ, chúng từng đã có mặt trên khắp các con sông vùng đồng bằng châu Âu. Theo các nhà khoa học, sự ô nhiễm của các con sông đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của chúng. Sau năm 1990, khi chính phủ cộng sản sụp đổ, phần lớn các nhà máy ven sông tại Hungary đã đóng cửa và mức độ ô nhiễm đã giảm xuống kéo theo sinh sôi nảy nở trở lại của loài phu du. Gần đây, tại con sông Danube, đoạn 30 km phía bắc Budapest, người ta đã cố gắng khôi phục loài phù du này bằng cách mang ấu trùng từ sông Tisza đến, quá trình này sẽ được thực hiện tương tự với các con sông khác tại châu Âu.

Theo Amusing Planet

Bạn đang đọc bài viết Mùa phù du trên sông Tisza, Hungary. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới