Chủ nhật, 24/11/2024 08:42 (GMT+7)
Thứ ba, 09/11/2021 07:00 (GMT+7)

Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Theo dõi KTMT trên

Làng nghề là một phần quan trọng của nông thôn Việt Nam, kinh tế và văn hóa Việt Nam. Việc “giải cứu” làng nghề khỏi tình trạng ô nhiễm, mai một là một trong những vấn đề cấp thiết của các nhà quản lý hiện nay.

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội cùng quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số diễn ra mạnh mẽ, đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường khi lượng chất thải rắn nói chung và đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đang phát sinh ngày càng nhiều.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế làng nghề, người dân sinh sống gần các làng nghề đang phải chịu những ảnh hưởng về môi trường như tiếng ồn, mùi sơn, khói thải độc hại, nguồn nước thải ô nhiễm… do việc sản xuất của các làng nghề đa số nằm trong khu dân cư. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động.

Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề - Ảnh 1
Quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp tối ưu nhất để làng nghề phát triển bền vững. (Ảnh: Phạm Ngọc Thạch)

Thực tế, có tới 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% làng nghề ô nhiễm vừa. Trong đó, hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước thải thiếu đồng bộ. Phần lớn nước thải từ các làng nghề chưa qua xử lý thải ra môi trường ao, hồ với mức độ ô nhiễm rất cao.

Ngoài ra, hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí SO2 tại các làng nghề cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn. Tình trạng ô nhiễm môi trường tập trung vào các loại hình làng nghề đặc trưng như chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, thủ công mỹ nghệ...

Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề như hiện nay, được chỉ rõ, là do việc tái cơ cấu làng nghề chưa được thực hiện triệt để nên đa số các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp nên khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thực tế, mặt trái của sự phát triển là hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường…

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội thiên nhiên Việt Nam, nguyên nhân gây ô nhiễm tại các làng nghề là do hoạt động sản xuất tại nhiều làng nghề còn ở quy mô nhỏ, manh mún, gây khó khăn cho việc bố trí xử lý chất thải. Bên cạnh đó, người dân làm nghề cũng chưa tự giác thực hiện các quy định của pháp luật trong các khâu thu gom, xử lý, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các làng nghề...

Phần lớn chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, không lường hết tác hại lâu dài của ô nhiễm môi trường. Nhiều làng nghề vẫn đang sở hữu quy trình sản xuất thô sơ, sử dụng nhiều lao động trình độ thấp. Một số địa phương vẫn coi trọng kinh tế, coi nhẹ môi trường, vai trò bảo vệ môi trường làng nghề còn khá mờ nhạt.

Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề - Ảnh 2
Làng nghề là một phần quan trọng của nông thôn Việt Nam, kinh tế và văn hóa Việt Nam. (Ảnh: thoibaonganhang.vn)

Để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm, việc quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất để làng nghề phát triển bền vững.

Đây là giải pháp quan trọng nhất, bởi thực tế hiện nay đa số làng nghề đều tập trung ở khu vực đông dân cư, dẫn đến khó mở rộng sản xuất, đồng thời ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến người dân nặng nề hơn.

Vì vậy, các địa phương cần sớm có quy hoạch làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Đồng thời, các khu vực này phải xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường.

Tuy vậy việc quy hoạch làng nghề cần căn cứ vào đặc điểm của từng làng nghề để có phương án phù hợp. Với những làng nghề có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, mới hình thành có thể quy hoạch tập trung, di dời toàn bộ ra khỏi khu vực dân cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như giao thông, hệ thống điện, nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải và các khu sản xuất phù hợp với đặc thù của từng làng nghề.

Với những làng nghề truyền thống lâu đời, sản xuất quy mô lớn cần phải tổ chức bố trí cải thiện được điều kiện sản xuất, vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà cao tầng để lưu giữ được nét truyền thống của làng nghề. Hoặc có thể di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực dân cư như công đoạn kéo kén của nghề tơ tằm, công đoạn sấy lưu huỳnh của làng nghề mây tre đan, công đoạn mạ của nghề kim khí…

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá môi trường làng nghề. Đối với các dự án sản xuất phải có đánh giá tác động môi trường và kiểm tra trước khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, đình chỉ hoạt động sản xuất với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Một hướng đi mới cho các làng nghề đó là phát triển các làng nghề kết hợp với du lịch, khôi phục bản sắc văn hóa, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng và có tính nghệ thuật cao. Để làm được điều này cần đưa vấn đề bảo vệ sinh môi trường lên hàng đầu, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch.

Làng nghề là một phần quan trọng của nông thôn Việt Nam, kinh tế và văn hóa Việt Nam. Vì vậy, việc “giải cứu” làng nghề khỏi tình trạng ô nhiễm, mai một là một trong những vấn đề cấp thiết của các nhà quản lý hiện nay. 

“Mỗi làng nghề cần có phương án bảo vệ môi trường do địa phương xây dựng, trình huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện. UBND huyện chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí và chỉ đạo việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường này. Các tỉnh/thành phố có trách nhiệm xác định các làng nghề bị ô nhiễm và đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm cho làng nghề…”, bà Nguyễn Hoàng Ánh, Phó trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng Cục môi trường - Bộ TN&MT) chia sẻ.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới