Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, ngăn chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại quyết liệt triển khai các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm tiền qua thị trường mở hơn 8.746 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 11/2022 đến nay, NHNN đã bơm ròng 50.243 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) vừa công bố tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi trên tài khoản thanh toán - Casa) áp dụng với khách hàng cá nhân lên mức “kịch trần” 1%/năm, áp dụng từ ngày 1/11/2022.
Theo CTCP Chứng khoán SSI cho biết: Trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiếp tục bơm ròng 74.000 tỷ đồng thông qua hoạt động OMO, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ở kỳ hạn qua đêm.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành sẽ tùy thuộc vào diễn biến áp lực các yếu tố bên ngoài, lạm phát trong nước và áp lực mất giá của tiền đồng.
Sau 2 đợt điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất huy động cao nhất ở một số ngân hàng có thời điểm lên 10 - 11%/năm nhưng hiện tại mức lãi suất này đã không còn được niêm yết.
Song song với câu chuyện lợi nhuận thì chất lượng tài sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động khó lường.
Lãi suất ngân hàng trong vòng 1 tháng qua đã liên tục tăng mạnh, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lần thứ hai vào ngày 25/10.
Theo báo cáo của Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện bơm ròng trở lại gần 57.000 tỷ VNĐ vào thị trường.
Dù hàng loạt ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức rất cao trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022, chi phí vốn gia tăng mạnh đang gây áp lực lớn tới lợi nhuận của ngân hàng trong các tháng tới đây.
Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt, đồng bộ bằng các công cụ khác nhau với liều lượng hợp lý tùy từng thời điểm.
Mới đây, Tạp chí Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”. Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà tham dự và chủ trì hội thảo.
Sau 2 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành thêm 1%, 3 "ông lớn" ngành ngân hàng: Agribank, VietinBank, BIDV bắt đầu đưa ra biểu lãi suất mới, tăng mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có động thái tăng lãi suất điều hành thêm 1%, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhập cuộc điều chỉnh "tăng nóng" lãi suất tiết kiệm.
Sau động thái nâng một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), không ít nhà băng đã nâng lãi suất huy động, mức cao nhất hiện nay đã lên trên 9%/năm.
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lãi suất điều hành lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua là giải pháp chủ động, linh hoạt ổn định thị trường tiền tệ, ứng phó xu hướng lạm phát và tăng lãi suất trên thế giới.
Động thái trên của ngân hàng Sacombank diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo tăng nhiều loại lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.