Điều đáng lo là rác thải nhựa sau khi được ngư dân thải ra biển sẽ rất khó phân hủy. Mỗi ngày biển phải "nuốt" hàng ngàn tấn rác thải từ các tàu cá. Số rác này không thể tự tiêu hủy, trở thành tác nhân gây hại đến nguồn lợi thủy sản.
Để góp phần phục hồi và phát triển thủy sản bền vững, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian tới cần giảm khai thác thủy sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống còn 2,8 triệu tấn/năm.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế,... đe dọa đến sự sống của con người và khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
Điều khiến ngư dân Bạc Liêu phấn khởi là ngoài giá cả, đầu ra ổn định, thì môi trường biển được cải thiện, nguồn lợi thủy sản có quanh năm, nhất là sản lượng ruốc tăng nên ngư dân có thu nhập khá.
Theo quy luật hàng năm, cứ vào tháng Bảy (Âm lịch) nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng năm nay đã gần hết tháng mà nhiều nơi nước vẫn chưa tràn bờ.
Với hơn 13.200 loài thực vật trên cạn, khoảng 10.000 loài động vật và hơn 3.000 loài thủy sinh, Việt Nam được Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (Fauna and Flora International) ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao.
Nhằm tăng cường công tác bảo vệ nơi cư trú, tập trung sinh sản, bãi giống, bãi đẻ thủy sản và tổ chức khai thác, sử dụng chung bền vững nguồn lợi thủy sản, mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản An Xuân (huyện Quảng Điền).
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có Quyết định thành lập Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Chỏi nhằm tăng cường công tác bảo vệ nơi cư trú của thủy sản và tổ chức khai thác, sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản.
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định định thành lập Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Trộ Kèn (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhằm xây dựng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên đầm Phá Tam Giang.