Chủ nhật, 24/11/2024 06:48 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/02/2022 14:00 (GMT+7)

Nhà sản xuất, nhập khẩu phế thải nâng cao trách nhiệm với môi trường qua 2 buổi tập huấn

Theo dõi KTMT trên

Để giúp nhà sản xuất, nhập khẩu hiểu, thực hiện đúng trách nhiệm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức 2 Hội thảo phổ biến, tập huấn thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Theo Công văn Công văn số 502/BTNMT-PC của Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực thi hành. Đây cũng là thời điểm nhà sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải.

Thực hiện trách nhiệm này, nhà sản xuất, nhập khẩu phải tự kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải trước ngày 31 tháng 3 hàng năm và thực hiện nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20 tháng 4 hàng năm (nộp một lần hoặc nộp lần đầu).

Năm 2022 là năm đầu tiên nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm này. Để giúp nhà sản xuất, nhập khẩu hiểu, thực hiện đúng trách nhiệm xử lý chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức Hội thảo phổ biến, tập huấn thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu vào trung tuần tháng 3. Dự kiến, sẽ có 1 hội thảo được tổ chức tại khu vực phía Bắc và 1 hội thảo tại khu vực phía Nam.

Nhà sản xuất, nhập khẩu phế thải nâng cao trách nhiệm với môi trường qua 2 buổi tập huấn - Ảnh 1
Năm đầu tiên nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm với môi trường. (Ảnh minh họa)

Theo cách tiếp cận của chính sách môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR) đối với một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. Đây là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại, không thân thiện với môi trường. EPR cũng được đề cập trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt.

Đánh giá về tiềm năng thu gom tái chế tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thái Huyền – Phó Viện trưởng Viện đào tạo và hợp tác quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết năng lực thu gom tại các làng nghề rất lớn, đơn cử gần 1.000 cơ sở ở Hà Nội có thể thu gom 3.000 tấn rác tái chế/ngày.

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội nhựa Việt Nam, cần tính toán tỷ lệ tái chế dựa trên cơ sở khoa học, đưa ra con số cụ thể và tỷ lệ tái chế ban đầu nên để ở mức thấp để phù hợp với tình hình Việt Nam. Phía đại diện Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) thì cho rằng việc thực hiện EPR phụ thuộc vào ý thức nhiều bên cũng như hệ thống phân loại rác và cơ sở hạ tầng, đồng thời cần làm rõ mô hình EPR tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Theo ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT, thách thức lớn nhất trong việc thực hiện EBR hiện nay là chưa dung hòa được lợi ích giữa các bên, bao gồm nhà sản xuất, nhà tái chế, Nhà nước và người dân. Ngoài ra, còn có các bất cập khác như điểm thu hồi rác chưa được quy định rõ ràng, các nhà sản xuất có hệ thống phân loại rác riêng, có nhiều nhóm sản phẩm cần tái chế (6 nhóm) dẫn đến khó đưa ra quy cách tái chế chung cho mỗi nhóm sản phẩm.

Chính sách EPR quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với 6 nhóm ngành hàng bao gồm: bao bì, pin - ắc quy, dầu nhờn, săm lốp, thiết bị điện tử, ô tô - xe máy. Hầu hết các mặt hàng này sau khi thải bỏ đang được tái chế tại các làng nghề. Nhiều năm qua, chúng ta chưa có sự nhìn nhận, hướng dẫn và đầu tư đúng mức, vì vậy, nhiều làng nghề phát sinh ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là gây nguy hại đối với chính những người lao động trong làng nghề đó.

Thực hiện chính sách mới, bắt buộc các doanh nghiệp phải thu gom, tái chế hoặc thuê doanh nghiệp thu gom, tái chế các loại bao bì và sản phẩm. Đây chính là động lực thúc đẩy làng nghề hình thành các doanh nghiệp tái chế đảm bảo môi trường, tạo ra thị trường thu gom phế liệu triệt để hơn, số lượng lớn hơn, đồng nghĩa với việc tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhà sản xuất, nhập khẩu phế thải nâng cao trách nhiệm với môi trường qua 2 buổi tập huấn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới